Phúc Thọ có 5 bãi trung chuyển vật liệu hết phép

Sáng nay (12/4), Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố, Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng đoàn giám sát của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đã làm việc với huyện uỷ Phúc Thọ về kết quả thực hiện Chỉ thị 13 của Ban Thường vụ Thành uỷ, trọng tâm là công tác quản lý, khai thác cát.

Sau gần 2 năm thực hiện triển khai Chỉ thị 13 của Ban Thường vụ Thành uỷ, công tác quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhất là công tác quản lý, khai thác cát trên địa bàn huyện Phúc Thọ đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Công an huyện đã mở hồ sơ quản lý, theo dõi, đấu tranh, tăng cường công tác tuần tra, mật phục trên tuyến sông Hồng qua địa bàn huyện có biểu hiện vi phạm hoạt động khai thác cát lòng sông và bãi nổi. Hai năm qua, Công an huyện đã bắt giữ, xử lý hành chính 7 vụ việc khai thác cát trái phép.

Trên địa bàn huyện hiện nay còn 5 bãi trung chuyển vật liệu xây dựng đã hết hạn cấp phép từ năm 2020; thủ tục cấp phép liên quan đến quy định phải thành lập dự án nên bị kéo dài. Đây cũng là một tồn tại mà đoàn giám sát yêu cầu huyện và Sở Tài nguyên Môi trường phải tập trung giải quyết, không chỉ riêng địa bàn huyện Phúc Thọ mà toàn thành phố.

Do tính chất giáp ranh với các địa bàn và địa phương khác, nên vẫn còn tình trạng khai thác khoáng sản cát trái phép, với mức độ và tính chất ngày càng tinh vi, phức tạp.

Đoàn giám sát nhấn mạnh Huyện uỷ Phúc Thọ cần tiếp tục tăng cường kỷ luật kỷ cương, triển khai Chỉ thị 13 theo hướng rõ giải pháp và lộ trình cụ thể.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng, thuộc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, cho biết sẽ di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp để lấy mặt bằng làm công trình hạ tầng kỹ thuật, trạm xe buýt… kết nối Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Trong tuần (từ ngày 19 đến 26/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước đó) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước đó).

"Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội" là một sản phẩm du lịch mới nhất của Hà Nội trong tháng 4 này. Những tiềm năng du lịch của Hà Nội đang được đánh thức với cách tiếp cận mới, được thể hiện qua việc kết nối các điểm đến đặc sắc của Thanh Oai - Ứng Hòa và Mỹ Đức, để tạo nên những sản phẩm du lịch có khả năng khai thác thực tiễn chứ không chỉ còn là ý tưởng.

Nghệ thuật tranh đường phố, bích họa đã có mặt và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam từ khá lâu, nhưng những năm gần đây mới trở nên phổ biến hơn ở Hà Nội. Những bức họa đã góp phần điểm tô sự sinh động cho các bức tường, khu phố khắp Thủ đô.

Văn phòng thành ủy Hà Nội vừa phát đi thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy, đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành và một số cơ quan, đơn vị liên quan tập trung dành nguồn lực đầu tư, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu của Chương trình 04 nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Các tuyến phố Hà Nội những ngày này khoác lên mình màu áo mới, với rực rỡ màu sắc cờ Tổ quốc, băng rôn, pano, tranh cổ động, chào mừng kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.