Phúc Thọ: Thửa đất 69,8 triệu đồng/m2 vẫn được rao bán chênh

Tại cuộc đấu giá 47 thửa đất ở huyện Phúc Thọ vào chiều 10/9, có thửa đất đã được trả ở mức rất cao, lên tới 69,8 triệu đồng/1m2. Đáng nói là các lô đất còn được rao bán ngay tại khu vực tổ chức đấu giá khi mà cuộc đấu còn chưa bắt đầu.

Bên trong hội trường, khi cuộc đấu giá mới đang ở giai đoạn phổ biến quy chế, tuy nhiên, đội ngũ môi giới, đầu cơ đợi bên ngoài đã chuẩn bị sẵn sàng thông tin, xác định mức chênh theo vị trí thửa đất.

Theo ghi nhận của phóng viên, phần lớn đối tượng tham gia cuộc đấu giá này là dân chuyên nghiệp đến từ nơi khác, người dân địa phương rất ít.

Phần lớn đối tượng tham gia cuộc đấu giá này là dân chuyên nghiệp đến từ nơi khác, người dân địa phương rất ít.
Phần lớn đối tượng tham gia cuộc đấu giá này là dân chuyên nghiệp đến từ nơi khác, người dân địa phương rất ít.

Trong danh sách người trúng đấu giá, chỉ có một khách hàng ở xã Trạch Mỹ Lộc và một người tại xã Thọ Lộc huyện Phúc Thọ. 43 thửa đất trúng đấu giá còn lại đã được giới đầu cơ thâu tóm. Và kịch bản quen thuộc lại tái diễn. Ngay sau khi có kết quả, các thửa đất được rao bán ngay tại cửa nơi tổ chức cuộc đấu giá cũng như tại hạ tầng khu đất với mức chênh từ 150 - 450 triệu.

Giá trúng thửa đất cao nhất tiếp tục xác lập kỷ lục mới với 69,8 triệu đồng/m2. Người trúng đấu giá sẽ phải bỏ ra gần 9 tỷ đồng để sở hữu thửa đất. Mặc dù cao phi lý như vậy, nhưng thửa đất này cũng được giao bán chênh ở mức rất cao.

Ngay sau khi có kết quả, các thửa đất được rao bán ngay tại cửa nơi tổ chức cuộc đấu giá.
Ngay sau khi có kết quả, các thửa đất được rao bán ngay tại cửa nơi tổ chức cuộc đấu giá.

Điệp khúc nhà nước tổ chức đấu giá đất, đất bị giới đầu cơ thâu tóm vẫn tiếp diễn, người có nhu cầu ở thực khó có thể tiếp cận, hoặc muốn sở hữu thì phải bỏ ra thêm mức tiền chênh khá lớn. Vô hình trung giá đất ngày càng bị đẩy lên cao vượt xa giá trị thực. Nhiều khu vực còn bị lợi dụng để thổi giá, trục lợi. Ví dụ như cuộc đấu giá 68 lô đất tại Thanh Oai ngày 10/08 vừa qua, khi mà giá bị đẩy lên quá cao và chỉ có 13 trường hợp nộp tiền, còn lại bỏ cọc. Hệ lụỵ của tình trạng này là tạo ra thị trường đất nền giá ảo, đất đấu giá không lướt được thì bỏ hoang gây lãng phí.

Đã đến lúc nhà nước cần xem xét và có những quy định cụ thể về thời hạn đưa đất vào sử dụng sau khi trúng đấu giá để hiện thực hóa mục tiêu đáp ứng nhu cầu ở thực cho người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.

Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.