Phương Tây 'tổng tấn công' sản phẩm dầu của Nga

Nhằm đáp trả chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, các nước phương Tây đã áp đặt hàng loạt các biện pháp trừng phạt lên nền kinh tế Nga, trong đó các sản phẩm dầu của nước này là mục tiêu chính yếu, nhằm hạn chế khả năng tài chính của Moscow cho cuộc xung đột. Mới đây, Liên minh châu Âu (EU) đã cấm nhập khẩu các nhiên liệu tinh chế của Nga. Quyết định này có hiệu lực cùng lúc với biện pháp áp giá trần các sản phẩm dầu tinh chế của Nga mà Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đưa ra, qua đó mở rộng lệnh cấm các hoạt động vận chuyển dầu Nga bằng đường biển vốn có hiệu lực từ ngày 5/12/2022.

Trong nỗ lực chấm dứt mối quan hệ năng lượng với Nga, nhà cung cấp năng lượng lớn nhất trong nhiều năm, Liên minh châu Âu (EU) đã cấm nhập khẩu dầu diesel và các sản phẩm dầu tinh chế khác của Nga. Theo các biện pháp mới, EU cấm tàu của khối này chở các sản phẩm dầu mỏ có nguồn gốc từ Nga nếu không được mua bán ở hoặc dưới mức giá trần đặt ra, cũng áp dụng với các công ty hỗ trợ kỹ thuật, môi giới hoặc tài chính như các công ty bảo hiểm cho các hãng vận chuyển dầu mỏ tinh chế của Nga. Mức phạt với công ty vi phạm có thể lên đến 5% doanh thu toàn cầu.

Các nước EU, G7 và Australia cũng đã đạt được thỏa thuận về mức giá trần sẽ áp dụng đối với các sản phẩm dầu của Nga kể từ ngày 5/2, lần lượt là 100 USD/thùng đối với các sản phẩm cao cấp như dầu diesel và 45 USD/thùng đối với các sản phẩm giá rẻ hơn như dầu nhiên liệu. 

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết: “Chúng tôi đã làm việc với một liên minh các quốc gia để áp giá trần đối với dầu thô của Nga và chúng tôi sẽ sớm làm điều tương tự đối với các sản phẩm tinh chế của Nga. Mục đích là để ổn định giá năng lượng toàn cầu và giảm doanh thu của Nga.”

Trước đó, EU cùng với các nước đồng minh trong nhóm G7 và Australia đã đồng ý áp mức giá trần đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga. Theo đó, phương Tây cấm các công ty vận chuyển, bảo hiểm và tái bảo hiểm xử lý các lô hàng dầu thô của Nga trên toàn cầu, trừ khi các lô hàng này được bán với giá thấp hơn mức 60 USD/thùng. 

Các nguồn tin cho biết mức giá này nhằm làm giảm doanh thu của Nga trong khi vẫn đảm bảo Moscow không khóa van dầu diesel chuyển sang các nước ngoài phương Tây, nhằm tránh tình trạng thiếu hụt toàn cầu khiến giá cả và lạm phát cao hơn. Ngoài ra, giá trần cũng khuyến khích các khách hàng không phải phương Tây chưa cấm dầu của Nga thúc ép Nga giảm giá và tránh việc Moscow bán dầu lậu ra thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.

Tại Pakistan, nhiều tay súng đã tấn công đoàn xe chở người Hồi giáo dòng Shiite, khiến ít nhất 42 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.

Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan đang dần tiến tới những giờ đàm phán cuối cùng, tuy nhiên các đại biểu vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung đối với vấn đề lớn là tài chính khí hậu.

Tại cuộc họp báo ngày 21/11, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre xác nhận, Mỹ đã thông báo trước cho Ukraine và các đồng minh về kế hoạch phóng tên lửa tầm trung của Nga.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang cân nhắc thay đổi ban lãnh đạo của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) bằng cách sa thải giám đốc hiện tại và đưa một cựu đặc vụ giàu kinh nghiệm và trung thành với chương trình Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) của ông vào vị trí đứng đầu cơ quan này.