Phương thức quản lý và phát triển nhà xã hội đổi mới

Theo Quyết định số 179/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Xây dựng đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong lĩnh vực nhà ở, ngành Xây dựng cần đổi mới phương thức mô hình quản lý và phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp.

Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng, cải tạo nhà ở phù hợp với quy hoạch đô thị và quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Quản lý và giám sát chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng tại trung tâm các đô thị lớn.

Nghiên cứu và ban hành cơ chế, chính sách riêng về đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp theo hướng ưu tiên bố trí đủ quỹ đất phát triển nhà ở cho công nhân và các thiết chế khác trong khu công nghiệp. Điều này sẽ mở ra cơ hội mới trong công cuộc phát triển phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân để góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở giá rẻ ngày càng lớn hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ đề án triển khai đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030; trong đó, thông tin đáng lưu ý là về tiến độ giải ngân gói 140.000 tỷ đồng mới được 0,96%.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 175 của Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Trên các diễn đàn, nhiều người chia sẻ bức xúc khi thấy những người khá giả đang sở hữu các căn hộ tại dự án nhà ở xã hội.

Theo Điều 29 và 30, Nghị định số 100 ban hành ngày 26/7/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8, thì để hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, người có nhu cầu cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhà ở và thu nhập.

Chính phủ khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư, quỹ tín thác đầu tư và các hoạt động liên danh, liên kết thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Đất đấu giá bị đầu cơ, nhiều lô đất ở ngoại thành bị để hoang hóa trong khi người dân có nhu cầu thực không thể tiếp cận. Còn ở ven đô, nhiều biệt thự triệu đô, nhà liền kề có giá cả chục tỷ cũng bị bỏ hoang. Một nguồn lực lớn đang bị đầu cơ, bộ mặt đô thị cũng trở nên nhếch nhác.