Quá tốc độ, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn

Thời gian gần đây, tỷ lệ tai nạn giao thông liên quan đến tốc độ trên các tuyến quốc lộ có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tâm lý chủ quan của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Hơn 10 năm công tác trong lực lượng CSGT, đại úy Nguyễn Văn Cảnh gắn liền với công tác điều tra giải quyết những vụ tai nạn giao thông. Với anh, những vụ tai nạn liên quan đến hành vi chạy quá tốc độ luôn là nỗi ám ảnh khó quên.

Đại uý Nguyễn Văn Cảnh – Đội CSGT Số 9, Phòng CSGT – CATP Hà Nội

Đại uý Nguyễn Văn Cảnh – Đội CSGT Số 9, Phòng CSGT – CATP Hà Nội cho biết: "TNGT thì đặc biệt là hành vi vi phạm tốc độ chiếm là phần lớn. Cái lực phương tiện va chạm với tốc độ lớn, tốc độ cao ý sẽ gây ra hậu quả rất nặng nề. Tiếp xúc với các hiện trường các vụ TNGT ý thì đôi khi chúng tôi cũng có những ám ảnh nhất định, chẳng hạn như đêm ngủ cũng giật mình vì hiện trường rất kinh hoàng".

Thực tế công tác xử lý các lỗi vi phạm liên quan đến tốc độ đa phần đều xuất phát từ tâm lý chủ quan của người điều khiển phương tiện. Khi đã vi phạm, ai cũng có những lý do cho riêng mình.

Anh Nguyễn Huy Thông - thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội cho hay: "Cho phép 50km thì mình quá mất 5km, đôi lúc mình không để ý nên sơ suất 1 chút. Thường thường mình qua thì rất là chỉnh chu."

Anh Nguyễn Thanh Tùng - phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: "Mình thấy các cháu nó đang vội quá nên cũng không để ý, đã đạp phanh xuống rồi nhưng cũng không xuống được, không giảm hết được".

Việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tốc độ sẽ hướng tới việc nâng cao ý thức chấp hành của người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, ngăn chặn hành vi này cũng chính là ngăn chặn nguyên nhân dẫn tới những vụ tai nạn thảm khốc.

Thiếu tá Lã Sơn Tùng - Đội CSGT SỐ 9, phòng CSGT – CATP Hà Nội

Thiếu tá Lã Sơn Tùng - Đội CSGT SỐ 9, phòng CSGT - CATP Hà Nội chia sẻ: "Phải có những biện pháp cứng rắn hơn nữa, tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa để người dân hiểu và chấp hành được tốt. Trong thời gian tới thì đội cũng sẽ tập trung tuyên truyền và xử lý nghiêm với các trường hợp vi phạm về tốc độ".

Theo thống kê mới đây của Ủy ban ATGT Quốc gia, trong 6 tháng đầu năm 2024, số vụ TNGT đường bộ tăng 140 vụ so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, vi phạm về tốc độ là một trong 5 nhóm hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, đặc biệt là những vụ TNGT liên hoàn. Bởi việc điều khiển phương tiện lưu thông với tốc độ cao sẽ hạn chế khả năng phân tích, xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra.

Một vụ tai nạn xe ô tô với nguyên nhân là đi quá tốc độ

Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, mỗi người dân khi tham gia giao thông cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật. “Nhanh một phút … chậm một đời” là câu nói nằm lòng mà ai cũng biết, thế nhưng để biến nó từ “khẩu hiệu” trở thành hành động thì không phải ai cũng làm được.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tính đến sáng 16/9, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt.

Khoảng sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và ngày 18/9 mạnh lên thành bão (bão số 4) với sức gió mạnh cấp 8 khi di chuyển đến vùng biển giữa Biển Đông (khu vực Hoàng Sa).

Tối 16/9, tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, xảy ra vụ sập cầu chui đang thi công thuộc dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang.

Nằm trong vùng tâm bão đi qua, nhưng các nhà máy sản xuất công nghiệp trọng điểm trong các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh vẫn ổn định sản xuất trong và sau bão số 3.

Sau khi nước rút, nhiều người dân sống tại các khu vực ngập lụt do nước sông Hồng dâng cao, phải di dời, đã trở về và bắt tay vào dọn dẹp, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Trước những mất mát to lớn vì cơn bão số 3 gây ra, Đài Hà Nội kêu gọi cán bộ, nhân viên ủng hộ để cùng bà con các vùng bão lũ khắc phục hậu quả.