Quán café phục vụ bằng ngôn ngữ ký hiệu
Quán cafe đặc biệt này mặc dù mới hoạt động được hơn 4 tháng nhưng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và ủng hộ của mọi người. Khách hàng tới đây đều cảm nhận được sự ấm áp và tràn đầy yêu thương.
Chị Hoàng Thị Thanh - Đồng sáng lập quán cafe Flowee: “Nhóm mình có 7 người thành lập nên quán, mọi người đều đang công tác các công việc có tiếp xúc với các bạn khuyết tật, trong đó nhóm người điếc gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin việc, do đó nhóm mình đã hình thành ý tưởng kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho các nhóm đối tượng như vậy.”
Những nhân viên làm việc tại quán được gọi là Flowers - những bông hoa, tất cả đều là các bạn điếc và có hoàn thành khó khăn. Khi được tạo cơ hội làm việc ở đây các bạn đều rất vui mừng.
Bạn Vũ Thị Lệ - Nhân viên quán cafe Flowee: “Em là Lệ, là nhân viên quán Flowee, em cảm thấy rất yêu thích việc làm ở đây, được gặp khách hàng em cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc”
Bạn Nguyễn Thái Hà - Nhân viên quán cafe Flowee: “Em là Hà, em làm nhân viên pha chế và phục vụ ở Flowee, em cảm thấy rất vui khi được phục vụ và giao tiếp với khách hàng”.
Chị Hoàng Thị Thanh – Đồng sáng lập quán cafe Flowee chia sẻ thêm: “Bọn mình nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các bên tổ chức phi chính phủ, bọn mình có liên kết với trung tâm phát triển hòa nhập thanh thiếu niên khuyết tật, được giới thiệu các bạn ứng viên là người điếc, được hỗ trợ người phiên dịch, các bạn cũng giới thiệu công việc cho nhau và ứng tuyển qua mạng xã hội.”
Bạn Nguyễn Minh Hạnh - Học sinh trường THPT Yên Hòa - Hà Nội: “Đây là lần đầu tiên em đến quán cafe này gây cho em ấn tượng sâu sắc, em rất ấn tượng với nhân viên ở đây vì anh chị đều là người điếc, em cảm nhận được tình yêu thương của anh chị đến khách hàng như bọn em”
Bạn Bùi Băng Băng - Học sinh trường THPT Yên Hòa - Hà Nội: “Em cũng thấy không gian quán rất đẹp, mặc dù hơi nhỏ nhưng tạo cảm giác ấm cúng, nhân viên dù không nói được nhưng dùng ngôn ngữ kí hiệu để truyền đạt, hỗ trợ bọn em nhiệt tình, nếu có cơ hội em sẽ quay trở lại đây nhiều lần nữa”
Bạn Nguyễn Tường Vy - Học sinh trường THPT Yên Hòa – Hà Nội: “ Em vừa được học một chút ngôn ngữ kí hiệu của các anh chị, em thấy rất vui và thú vị, em thấy cũng hay dễ thương, em nghĩ là sau này sẽ cố gắng học thêm nhiều hơn để có thể nói chuyện nhiều hơn với những người đặc biệt như vậy”
Trong tương lai những người sáng lập quán Flowee mong muốn mở workshop để đào tạo ngôn ngữ kí hiệu cho những bạn trẻ quan tâm, và nhân rộng thêm mô hình kinh doanh này, đó không chỉ là tạo cơ hội việc làm cho những đối tượng yếu thế trong xã hội, mà còn giúp họ cảm nhận được giá trị của mình đối với cộng đồng.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.
Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.
0