Quận Hoàn Kiếm xử lý chiếm dụng vỉa hè

Quận Hoàn Kiếm là nơi dân cư đông đúc, tấc đất tấc vàng. Các tiểu thương ra sức chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh với nhiều lý do.

Vỉa hè để phục vụ giao thông nhưng người dân không thể đi bộ. Vỉa hè là bộ mặt đô thị nhưng từ bao giờ lại trở thành nơi buôn bán, rác thải vứt bừa bãi. Từ vật liệu xây dựng đến hàng hóa, rau củ quả, cái gì người ta cũng có thể lôi lên vỉa hè chỉ vì nghĩ đây là đất bãi.

Bà Đào Minh Huệ (Phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội) cho hay: "Vỉa hè này là ở bãi ý, có phải phố đâu nên công an đuổi thì chạy".

Hay như bà Nguyễn Thị Hoa (Phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) chia sẻ: "Ở dưới bãi này thì người ta cứ để tự nhiên thôi, cửa nhà ai thì người ta để thôi chứ không phải vỉa hè ở trên phố mới ấy nên người ta thông cảm hết".

Câu hỏi đặt ra liệu có phải ai cũng thông cảm cho việc vỉa hè bị chiếm dụng. Thực tế, những tồn tại trên vỉa hè đã và đang gây ra rất nhiều bức bối.

Ông Phạm Văn Hùng (Phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) bộc bạch: "Ở đoạn trên kia không có tí vỉa hè nào, xuống dưới này cũng thế, có chỗ không có. Do địa thế ở đây nó vậy, chỗ nào có vỉa hè dân người ta cũng lấn chiếm, cho nên việc đi dưới lòng đường rất là nguy hiểm, nhất là đối với các cháu đi học về toàn đi dưới lòng đường hết".

Phường Chương Dương hiện có 7 tuyến phố nhưng có tận 5 tuyến phố không có vỉa hè hoặc vỉa hè chỉ có bề ngang dưới 1 mét.

Dân cư đông đúc, các tiểu thương ra sức chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh. Dẫu biết không tránh khỏi việc bị lực lượng chức năng xử lý nhưng họ vẫn có lý do riêng để tiếp tục hành vi này. 

Công an phường Chương Dương tăng cường xử lý các hành vi lấn chiếm vỉa hè.

Lực lượng chức năng phường Chương Dương sẽ tăng cường công tác tuyên truyền về việc chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông và trật tự đô thị tới từng người dân và hộ kinh doanh; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Máy đào hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội sẽ chính thức đi vào hoạt động, khởi đầu cho đoạn tuyến dưới lòng đất. Tại nhà ga S9, công tác chuẩn bị cuối cùng đang được gấp rút triển khai.

Từ 6h sáng đến 18h tối ngày 26/7, Công an TP. Hà Nội cấm tuyệt đối các phương tiện lưu thông trên 11 tuyến đường tại Hà Nội để đảm bảo an ninh, an toàn, phân luồng giao thông phục vụ lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã phối hợp với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; Kiểm toán Nhà nước; Ban Phụ nữ Quân đội; Tổng công ty 789; Hội Nông dân thành phố và huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa gắn với phòng trào "Đền ơn đáp nghĩa".

Từ nhiều năm nay, sân chơi trước khu tập thể B1 - Trần Huy Liệu thuộc phường Giảng Võ, quận Ba Đình đã bị hàng quán kinh doanh lấn chiếm.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch. Đây là nơi an nghỉ của nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhà nước, các nhân sĩ, trí thức và tướng lĩnh lực lượng vũ trang. Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị tại nghĩa trang Mai Dịch đã hoàn tất.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, Nhà nước ta, đồng chí còn là người con ưu tú, niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.