Quản lý chứ không cấm dạy thêm, học thêm

Quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo là hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm. Và đồng hành cùng ngành giáo dục để thực hiện chính sách này chính là trách nhiệm của lãnh đạo các nhà trường, của địa phương và phụ huynh, tránh các loại biến tướng của dạy thêm, học thêm. Đây là những chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng với phóng viên Đài Hà Nội.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý các hoạt động dạy thêm, học thêm chứ không cấm. Thời gian tại trường, học sinh không chỉ học kiến thức mà còn được phát triển toàn diện về nhân cách, lối sống, khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề.

Thưa Thứ trưởng, dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thật, nhu cầu lớn của nhiều phụ huynh, học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng thông tư quy định về dạy thêm, học thêm lần này dựa trên những nguyên tắc, quan điểm, vấn đề thực tiễn như thế nào?  

Bộ Giáo dục và Đào tạo không cấm các hoạt động này mà chỉ ban hành quy định để làm rõ đối tượng, nội dung, cách thức quản lý. Hoạt động dạy thêm, học thêm phải bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, đảm bảo tính tự nguyện, không ép buộc dưới bất cứ hình thức nào.  

Quy định này còn nhằm bảo vệ, giữ gìn hình ảnh và sự tôn nghiêm của nhà giáo, của ngành giáo dục, đồng thời giúp các thầy cô thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy. Học sinh chủ động, sáng tạo; thầy cô đóng vai trò định hướng, tổ chức các hoạt động giáo dục, hình thành cho các em thói quen, phương pháp, ý thức tự học và tự học suốt đời. Đây cũng chính là cốt lõi của nền giáo dục chúng ta.  

Trước đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 7291 quy định về việc dạy hai buổi/ngày, Thông tư 32 khuyến khích dạy học hai buổi theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Vậy Thông tư 29 mới này có mâu thuẫn với hai thông tư trước đây không?  

Dạy học hai buổi/ngày, dạy học bán trú là chủ trương đúng đắn của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như của Nhà nước. Nhưng cần lưu ý rằng dạy học hai buổi/ngày, dạy tăng cường là không thu phí, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.  

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ có nhiều nội dung chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố, trong đó có việc tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo đủ trường lớp, đủ giáo viên để học sinh được học đủ cả ngày tại trường. Việc được học hai buổi/ngày là trách nhiệm của Nhà nước và của ngành giáo dục các cấp. Học sinh không chỉ học kiến thức, văn hóa mà còn được tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, vui chơi, nhưng không thu tiền của phụ huynh.  

Vì vậy, ba văn bản này không hề mâu thuẫn với nhau mà chỉ khác nhau về tính chất và phạm vi điều chỉnh.  

Thứ trưởng nghĩ sao về ý kiến cho rằng không dạy thêm sẽ làm giảm thu nhập của một bộ phận nhà giáo?  

Hiện nay, hơn 1,6 triệu thầy cô giáo không phải ai cũng tham gia dạy thêm, và không phải môn học nào cũng có nhu cầu dạy thêm. Mục tiêu của giáo dục, cũng như mục tiêu của việc tuyển dụng giáo viên, không phải để giáo viên dạy thêm nhằm tăng thu nhập. 

Sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành Luật Nhà giáo, trong đó có những chính sách quan tâm, phát triển đội ngũ giáo viên. Không chỉ đảm bảo về số lượng, chất lượng mà còn có những chính sách thu hút, đãi ngộ hợp lý. Với sự quan tâm này, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ nhà giáo: phải làm tròn chức trách của mình với tinh thần tự nguyện, tâm huyết, trách nhiệm và hiệu quả cao.

Dạy thêm, học thêm ngoài những đổi mới về quản lý còn cần sự thay đổi trong nhận thức của cả xã hội với vấn đề này. Do đó, cần nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài để quản lý việc dạy thêm, học thêm hiệu quả.

Thay đổi, đổi mới bao giờ cũng khó khăn, khó tiếp nhận. Tuy nhiên, những gì Thông tư quy định dạy thêm, học thêm đang hướng tới là vì một nền giáo dục với những giá trị tốt đẹp. Do vậy, dù bước đầu khó khăn, song mong rằng, ngành giáo dục, địa phương, phụ huynh học sinh và cả xã hội có sự đồng lòng, quyết tâm trong triển khai Thông tư mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Gần 20 nghìn học sinh lớp 12 tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận đã tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2025 sáng 16/3, do Báo Tuổỉ trẻ phối hợp cùng Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội tổ chức.

Ngày hội tư vấn tuyển sinh với quy mô lớn nhất từ trước tới nay, diễn ra vào sáng 16/3 tại Đại học Bách khoa Hà Nội, với gần 300 khu tư vấn của hơn 100 cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Tất cả phương thức xét tuyển đại học sẽ được xét chung một đợt sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, theo Quy chế tuyển sinh đại học 2025 của Bộ GD&ĐT.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội có thể biết ngay kết quả sau khi hoàn thành bài, với hình thức thực hiện trên máy tính.

14 đội chơi, đại diện cho học sinh các trường tiểu học công lập và tư thục trên địa bàn quận Thanh Xuân đã tham gia giao lưu “Chinh phục Robobimi” vào sáng 15/3.

Tạo ra một môi trường học tập hiện đại, hấp dẫn, hiệu quả hơn là mục tiêu mà một số trường học trên địa bàn Hà Nội hướng tới khi triển khai mô hình trường học thông minh.