Quản lý, giải quyết tranh chấp xây dựng xuyên biên giới

Sáng nay (29/6), tại Hà Nội, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với USAID đã tổ chức hội thảo “Những khó khăn và rủi ro pháp lý trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển bất động sản trong giai đoạn thị trường biến động”.

Hội thảo nhằm đưa ra những thông tin rủi ro pháp lý trong xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển bất động sản tại Việt Nam và quốc tế. Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, mặc dù có những tín hiệu tích cực phục hồi của ngành xây dựng trong năm 2024 mở ra tiềm năng cho một chu kỳ tăng trưởng mới trong mảng đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển bất động sản tư nhân. Song kèm theo đó là sự gia tăng rủi ro pháp lý và nguy cơ phát sinh tranh chấp.

Toàn cảnh buổi hội thảo.

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cho hay: “Quản trị rủi ro, phòng ngừa tranh chấp trong lĩnh vực này rất quan trọng. Trong lĩnh vực xây dựng và cơ sở hạ tầng nói riêng, hiện nay môi trường pháp lý của chúng ta mặc dù đã có những cố gắng để hoàn thiện, nhưng vẫn còn có những khoảng trống, còn nhiều điểm chưa hợp lý nên khả năng phát sinh tranh chấp cũng rất cao”.

Ngành xây dựng trong năm 2024 có những tín hiệu phục hồi tích cực.

Một trong những nguyên nhân xảy ra tranh chấp trong bối cảnh hiện nay đó là các tranh chấp có thể xảy ra khi có sự biến động giá nguyên vật liệu và nguồn vốn, ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí của các dự án xây dựng.

Các vấn đề về tranh chấp và rủi ro pháp lý không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra quốc tế.

Hơn nữa, khi thị trường xây dựng và bất động sản ngày càng hội nhập và phát triển, các vấn đề về tranh chấp và rủi ro pháp lý không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra quốc tế. Các dự án hợp tác với đối tác nước ngoài, các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, hay việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đều đòi hỏi các bên tham gia phải trang bị kiến thức vững vàng trong việc quản lý và giải quyết các tranh chấp xuyên biên giới.

Ông Victor Smith - Trọng tài viên quốc tế chia sẻ: “Tôi nghĩ rủi ro cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực xây dựng đó chính là hiểu pháp lý, những vấn đề liên quan đến tranh chấp ở các quốc gia mà có các dự án xây dựng. Như vậy, sẽ giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và tranh chấp”.

Có thể thấy, nếu không nắm vững luật và pháp lý, đặc biệt là khi đầu tư xây dựng ở các quốc gia ngoài Việt Nam thì hiểu luật, nắm vững pháp lý sẽ giúp nhà đầu tư tránh được các tranh chấp và các rủi ro.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ ngày 1/7 sẽ tăng lương hưu 15%. Đây là tin vui với người về hưu, đặc biệt là những người về hưu trước năm 1995 đang có mức lương thấp hơn bình quân chung. Tuy nhiên, song song với niềm vui đó là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.

Liên quan tới giá vé máy bay trong cao điểm hè, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu hãng hàng không và các hãng lữ hành tăng cường công tác quản lý Nhà nước, kiểm soát chặt giá vé bay.

Từ hôm nay 1/7, lực lượng CSGT trên toàn quốc sẽ tiến hành đồng thời việc kiểm tra giấy tờ, xử phạt vi phạm giao thông trên ứng dụng VNeID thay vì chỉ kiểm tra, lập biên bản với các giấy tờ bản cứng.

UBND Thành phố Hà Nội cho biết đang hướng tới việc thống nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật với tất cả tuyến đường sắt Metro về khổ đường, độ rộng đầu máy toa xe, công nghệ cấp điện để đảm bảo kết nối, vận hành sau này.

Từ ngày 1/7, chồng không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong khoảng thời gian dưới 12 tháng tính từ ngày vợ sinh con. Trường hợp vợ đang mang thai thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.

Trong nửa đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 8,8 triệu lượt người, tăng hơn 58% so với cùng kỳ năm ngoái.