Quản lý hiệu quả vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng
Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện, việc triển khai thi hành Luật 69 đã có một số khó khăn, vướng mắc, cần có những sửa đổi để phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vừa có hiệu lực từ 1/7/2024.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV có trên 80% vốn nhà nước, là 1 trong 12 doanh nghiệp, tổ chức tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước. Dự thảo luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nêu ra những quy định về quản trị doanh nghiệp với đơn vị có trên 50% vốn nhà nước, tuy nhiên theo đại diện Ngân hàng BIDV điều này đang gây chồng chéo trong quản lý với những quy định tại các luật chuyên ngành như: Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán.
Bà Nguyễn Thị Phương, Trưởng phòng Pháp chế Ngân hàng BIDV cho biết: "Hiện nay đối với các Ngân hàng Thương mại đặc biệt là các ngân hàng sở hữu trên 51%, vấn đề quản trị doanh nghiệp theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên sẽ áp dụng Luật tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán,.. Theo luật các tổ chức tín dụng mới, Ngân hàng Nhà nước đã cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa Luật các Tổ chức tín dụng và Luật doanh nghiệp về quản trị doanh nghiệp và các ngân hàng đang hoạt động rất tốt theo các luật này".
Một trong những thay đổi lớn nhất của dự thảo là chuyển từ quản lý doanh nghiệp sang quản lý dòng vốn đầu tư. Với quan điểm này, doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư trực tiếp là doanh nghiệp F1, dự thảo quy định quản lý đến doanh nghiệp F2 là doanh nghiệp có vốn của doanh nghiệp F1.
Theo ông Nguyễn Duy Long, Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài Chính: "Hiện tại chủ trương đang xác định theo dòng vốn đầu tư, với vai trò là chủ sở hữu vốn nhà nước trực tiếp đầu tư thực hiện quản lý vốn đầu tư tại doanh nghiệp quan lý giám sát vốn nhà nước sau hoạt động đầu tư. Các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiêp sẽ thực hiện quản lý dòng vốn đầu tư ở các doanh nghiệp khác, nhà nước sẽ không trực tiếp can thiệp".
Liên quan đến các ngân hàng 0 đồng - những ngân hàng đang trong diện kiểm soát đặc biệt, đại diện cơ quan soạn thảo cho biết đây là vấn đề đang rất khó để xác định đối tượng. Các ngân hàng này thuộc 100% sở hữu của nhà nước, nhưng tính toán giá trị thế nào thì chưa rõ. Do đó, việc đưa các ngân hàng vào luật này hay để ở luật khác thì rất cần tiếp tục thảo luận, phân tích thêm và đặc biệt là cần có đề xuất giải pháp của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan trực tiếp quản lý, nắm rõ về các ngân hàng này.
Thị trường chứng khoán trong nước ngày 15/11 tiếp tục có diễn biến tiêu cực khi gần 550 cổ phiếu giảm điểm trong phiên cuối tuần, VN-Index lại mất thêm gần 14 điểm. Hàng loạt mã chứng khoán, ngân hàng mất 2-3% thị giá.
Ngày 15/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.290 VND/USD, tăng 2 VND.
Vàng nhẫn trơn trước đây thường được mua để làm quà biếu, tặng nhưng nay nhiều người tìm mua để tích lũy tài sản và trở thành kênh đầu tư hấp dẫn trong năm nay. Trước biến động lớn của mặt hàng này, các nhà đầu tư nên thận trọng, không nên đầu tư theo tâm lý đám đông để tránh rủi ro.
Theo các chuyên gia, vàng đã chuyển sang xu hướng giảm, báo hiệu khả năng giảm sâu hơn nữa. Trong nước, giá vàng miếng giảm mạnh nhất là 500.000 đồng, giá vàng nhẫn giảm cao nhất tới hơn 1 triệu đồng.
Ngày 14/11, giá vàng nhẫn và vàng miếng trong nước đồng loạt giảm mạnh. So với mức giá kỷ lục thiết lập vào cuối tháng 10, mỗi lượng nhẫn trơn thấp hơn khoảng 7 - 8,5 triệu đồng/lượng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 14/11 kết phiên chìm trong sắc đỏ khi chịu áp lực kép từ nhóm ngân hàng và chứng khoán. Đà bán tháo đột ngột xuất hiện từ giữa phiên chiều đã đẩy VN-Index xuống mức thấp nhất trong ba tháng qua.
0