Quản lý hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng
Các đại biểu quan tâm nhiều đến các quy định về quản lý hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng, dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới và quy định đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời.
Góp ý về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, có hai loại ý kiến khác nhau, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) tán thành với Ban soạn thảo về loại ý kiến thứ nhất là bổ sung quy định yêu cầu về nội dung quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt đã nêu trong dự thảo luật. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có vấn đề phát sinh thêm các loại quảng cáo hàng hóa khác thì đề nghị giao cho Chính phủ quy định chi tiết, cụ thể nội dung này.
Về quảng cáo trên báo in, có hai loại ý kiến về vấn đề này. Tuy nhiên, đại biểu đề xuất thêm ý kiến thứ ba và cho rằng, hiện nay thị phần quảng cáo trên báo in giảm mạnh, việc điều chỉnh diện tích quảng cáo trên báo in sẽ giải quyết căn bản khó khăn cho các cơ quan báo chí trong việc thực hành tự chủ tài chính. Vì vậy, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị nghiên cứu phương án lược bỏ các quy định giới hạn về tỷ lệ diện tích quảng cáo trên báo, tạp chí truyền thống để cơ quan báo chí tự quyết định diện tích quảng cáo theo nhu cầu bạn đọc và nhu cầu của thị trường.
Về quảng cáo trên báo nói, báo hình, đại biểu đề nghị đánh giá tác động chính sách nhằm tăng tính thuyết phục để quảng cáo trên truyền hình tăng từ 5-10%, đồng thời cần xem xét quảng cáo trong thời điểm nào cho phù hợp.
Liên quan đến quảng cáo trên mạng, đại biểu cho rằng, hiện nay có những hình ảnh, sản phảm quảng cáo không phù hợp với thực tế cuộc sống. Do đó, cần quan tâm hơn nữa đến quảng cáo trên mạng, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo (gồm cả trên mạng, trên phim ảnh, truyền hình, trên báo) cần chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo của mình và sản phẩm mà mình đang quảng cáo. Đồng thời cần quy định rạch ròi, cụ thể những đối tượng chịu trách nhiệm cụ thể về hành vi quảng cáo.
Về cấp phép xây dựng công trình quảng cáo, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, quy định này là cần thiết nhưng cần có sự thống nhất với Luật Xây dựng, Luật Đường bộ.
Góp ý về quảng cáo trên báo in tại Điều 21 của Luật Quảng cáo năm 2012, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh cho hay, diện tích quảng cáo không được vượt quá 30% tổng diện tích một ấn phẩm báo hoặc 40% tổng diện tích một ấn phẩm tạp chí, trừ báo tạp chí chuyên quảng cáo phải có dấu hiệu để phân biệt quảng cáo với các nội dung khác.
Đại biểu cho rằng, cần cân nhắc để điều chỉnh tăng gấp đôi diện tích quảng cáo so với quy định tại Điều 21 của luật hiện hành. Tăng diện tích quảng cáo như vậy là quá cao, không chỉ ảnh hưởng đến khối lượng, chất lượng của thông tin chính thống, mà cũng gây ảnh hưởng trái chiều, phản ứng trái chiều từ phía độc giả.
Vì vậy, đại biểu đề xuất diện tích quảng cáo không vượt quá 20% tổng diện tích của một sản phẩm báo hoặc 30% tổng diện tích của một ấn phẩm tạp chí từ báo, tạp chí chuyên quảng cáo phải có dấu hiệu phân biệt quảng cáo với các nội dung khác.
Về quảng cáo trên báo nói, báo hình, đại biểu cho biết, Điều 22 của luật hiện hành được sửa như sau: “Mỗi chương trình vui chơi giải trí không được ngắt để quảng cáo quá bốn lần, mỗi lần không quá 05 phút. Mỗi chương trình phim truyện có thời lượng dưới 30 phút được ngắt để quảng cáo hai lần, cứ mỗi 15 phút tăng trong thời lượng chương trình được ngắt quảng cáo thêm 01 lần; mỗi lần ngắt để phát quảng cáo không quá 05 phút”.
Theo đại biểu, tổng một chương trình vui chơi giải trí 60 phút thì có 40 phút nội dung, 20 phút quảng cáo; tổng một chương trình phim truyện chiếu 60 phút thì 45 phút chiếu phim và 15 phút quảng cáo (quảng cáo ba lần). Như vậy, thời lượng quảng cáo chiếm khoảng 1/3 thời lượng chương trình vui chơi giải trí/phim. Với quy định này dự thảo Điều 22 Luật Quảng cáo đã quy định rõ hơn phạm vi thời lượng quảng cáo đối với chương trình vui chơi giải trí/phim; gia tăng thời gian quảng cáo và số lần quảng cáo, tuy nhiên chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi của người xem truyền hình.
Đại biểu cho rằng, để cân bằng được lợi ích giữa các Đài truyền hình với người sử dụng dịch vụ truyền hình, cần điều chỉnh quy định số lần ngắt, thời gian quảng cáo phù hợp với thời lượng các tập phim (như dự thảo là quá nhiều). Báo cáo tổng kết thi hành Luật Quảng cáo cần phải khảo sát về ý kiến của người xem truyền hình trong việc tăng thời lượng quảng cáo và số lần quảng cáo. Bên cạnh đó, việc quy định khống chế thời lượng quảng cáo là cần thiết, một chương trình giải trí hoặc một bộ phim không nên quá 1/5 thời lượng chương trình dành cho quảng cáo và ngắt không quá hai lần.
Đối với quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử (Điều 23), đại biểu cho biết, dự thảo Luật Quảng cáo sửa theo hướng từ gia tăng “thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo tối đa là 1,5 giây” thành “phải thiết kế tính năng để có thể tắt quảng cáo trong thời gian không quá 06 giây kể từ khi bắt đầu quảng cáo và không quá 02 lần quảng cáo liên tiếp; cho phép từ chối quảng cáo hoặc báo nội dung quảng cáo không phù hợp”.
Điều này góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, các trang thông tin điện tử và báo điện tử. Tuy nhiên, lại ảnh hưởng trực tiếp đến độc giả, đối tượng sử dụng/tiếp cận thông tin. Vì vậy, theo đại biểu, việc tăng thời hạn cho phép đóng, mở quảng cáo cần được thực hiện sau khi đã đánh giá và khảo sát ý kiến của đối tượng tiếp nhận quảng cáo/ độc giả sử dụng các trang thông tin điện tử và báo điện tử này.
Về báo cáo định kỳ của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Tại dự thảo Luật Quảng cáo quy định: Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng năm, báo cáo đột xuất khi có yêu cầu cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy cho biết, việc quy định về chế độ báo cáo hoạt động của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới là cần thiết, nhằm giúp cho hoạt động quản lý Nhà nước đối với các tổ chức này hiệu quả hơn, tuy nhiên cần bổ sung quy định về hình thức báo cáo: gửi báo cáo trực tiếp, qua đường bưu chính hoặc trực tuyến qua Cổng Thông tin điện tử nhằm hoàn thiện hơn các quy định pháp luật về quản lý hoạt động quảng cáo của những chủ thể này.
Về trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo, đại biểu đề nghị cần tiếp tục rà soát, bổ sung trách nhiệm của các bộ có liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Công an và các bộ khác vào dự thảo nghị quyết để bảo đảm các yêu cầu về an ninh mạng, an ninh trật tự xã hội.
Cuối giờ chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 để Tổng công ty Hàng không Việt Nam sớm phục hồi và phát triển bền vững.
Chủ tịch UBND thành phố đã yêu cầu dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, mở cửa và tổ chức bắn pháo hoa đêm 30 Tết, phục vụ nhân dân vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Từ Đại hội VII đến nay, Đảng ta liên tục ban hành nhiều nghị quyết, kết luận để lãnh đạo thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực hiệu quả. Việc đẩy mạnh sắp xếp, cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước và của thành phố Hà Nội thời gian qua đã bước đầu đem lại kết quả.
Chiều 25/11, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn đã tiếp Đoàn cấp cao Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc) do thành viên Đảng đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kinh phí Tôn Lập Đông làm trưởng đoàn đến chào xã giao, nhân dịp sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Chiều 25/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã tới chào Tổng Bí thư Tô Lâm, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Chiều 25/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Cộng hoà Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân thăm Việt Nam từ ngày 24 - 28/11. Ngay sau lễ đón, hai bên đã tiến hành hội đàm.
0