Quản lý thị trường: Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
10/10/2020, 21:42
Thời gian gần đây, việc truy thu thuế đối với các chủ shop kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Tiki, Lazada đang được triển khai. Đặc biệt, đã có danh sách dài những người nợ thuế bị công khai trên truyền thông và cấm xuất cảnh. Những động thái quyết liệt từ phía cơ quan thuế cũng như các lực lượng chức năng trong BCĐ 389 Thành phố Hà Nội đang là hồi chuông cảnh báo đến những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử nhưng vẫn cố tình né nghĩa vụ đóng thuế.
Để xử lý được nạn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử, điều trước tiên cần thay đổi là thói quen tiêu dùng.
Trong tháng 9, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tình hình giá cả hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều biến động. Giá rau xanh, thịt cá tăng nhẹ. Tuy nhiên, với sự điều tiết và kiểm soát từ các cơ quan chức năng, nhu yếu phẩm được cung ứng đầy đủ và giá sớm quay lại mức ổn định.
Thành uỷ Hà Nội vừa yêu cầu đẩy mạnh phong trào phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; tạo dư luận xã hội để người tiêu dùng lên án, tẩy chay các sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm. Do đó, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố đã có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Các lực lượng chức năng trong ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, nhất là mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong thời gian sau bão số 3 (Yagi).
Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn còn diễn biến phức tạp, thường tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như: thuốc lá, rượu, quần áo may sẵn, đồ điện tử, mỹ phẩm, thực phẩm các loại. Đặc biệt trong thời điểm trước lễ Tết Trung thu, nhu cầu về bánh kẹo, bánh trung thu của người dân tăng cao, vi phạm về an toàn thực phẩm có nhiều diễn biến phức tạp.
Hà Nội hiện có số lượng đơn vị kinh doanh vàng đứng thứ 2 toàn quốc với khoảng 400 doanh nghiệp. Và trên thực tế thời gian qua thị trường vàng diễn biến phức tạp, giá tăng nóng. Đây cũng trở thành thị trường tiềm năng của nhiều đối tượng lợi dụng nhằm kinh doanh bất chính. Chính vì vậy, BCĐ 389 thành phố Hà Nội đã chỉ đạo lực lượng chức năng liên tục thanh tra, kiểm soát và đã phát hiện nhiều vi phạm trong kinh doanh vàng, trang sức.
Các hành vi vi phạm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử có chiều hướng gia tăng, phức tạp. Chống hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại điện tử, thương mại truyền thống là vấn đề nan giải, đồng thời là vấn nạn mà các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng trong BCĐ 389 Thành phố đã và đang tích cực tập trung nhiều giải pháp quyết liệt phòng và chống.
Tính riêng trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, Hà Nội đã Xử lý 239 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 2,51 tỷ đồng. Từ những con số này có thể thấy rằng, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn luôn là “lĩnh vực nóng” buộc các lực lượng chức năng trong Ban chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội phải thực hiện những giải pháp quyết liệt nhằm đối đầu với các chiêu trò thủ đoạn của những đối tượng vi phạm.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, công tác đấu tranh, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn Thành phố Hà Nội tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực. Các đơn vị Sở ngành, thành viên Ban Chỉ đạo 389 Thành phố và Ban Chỉ đạo 389 quận, huyện, thị xã đã chủ động thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, đồng thời, xử lý các hành vi vi phạm, góp phần bình ổn thị trường, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy giao lưu hàng hoá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà sản xuất.
Thời gian qua Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội đã chủ động tăng cường lực lượng, phương tiện, biện pháp, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm về niêm yết giá..., nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc, quá hạn có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Vì vậy, các lực lượng chức năng trong Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh các giải pháp nhằm kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn từ xa các hành vi vi phạm pháp luật.
Theo Thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương, mỗi năm có khoảng 1.500 đơn khiếu nại của người tiêu dùng liên quan tới các giao dịch mua bán trên các nền tảng trực tuyến như hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và mua bán không có hóa đơn chứng từ. Trước thực trạng trên, các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp để chống lại vấn nạn không bao giờ có hồi kết này.
Theo Thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương, mỗi năm có khoảng 1.500 đơn khiếu nại của người tiêu dùng liên quan tới các giao dịch mua bán trên các nền tảng trực tuyến như hàng giả, hàng kém chất lượng... Trước thực trạng trên, các cơ quan chức năng trong BCĐ 389 thành phố Hà Nội cùng các sở ban ngành đã tăng cường phối hợp, đưa ra nhiều giải pháp cấp thiết nhằm kịp thời đánh đúng đối tượng chủ mưu, cầm đầu về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Mỗi năm có khoảng 1.500 đơn khiếu nại của người tiêu dùng liên quan tới các giao dịch mua bán trên các nền tảng trực tuyến như hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và mua bán không có hóa đơn chứng từ. Trước thực trạng trên, các cơ quan chức năng Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Để ngăn chặn các hành vi vi phạm về hàng giả, hàng nhái, hàng lậu... các lực lượng chức năng trong Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội tổ chức kiểm tra thường xuyên. Tuy nhiên, để xác định đó là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thì phải căn cứ vào các quy định về nhãn hiệu sản phẩm, chỉ tiêu, kiểm nghiệm... chứ không thể dựa vào cảm quan. Chương trình Quản lý thị trường hôm nay sẽ đề cập tới vấn đề này.
Hàng giả đang là hình thức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phổ biến tại Việt Nam, gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng. Hiện nay, vấn nạn này xảy ra ngày một phức tạp, tinh vi hơn, diễn ra trực tiếp và cả trên môi trường online. Điều này đã và đang gây không ít khó khăn cho công tác thực thi, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ... của lực lượng chức năng trong BCĐ 389 Thành phố Hà Nội.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hiện mỹ phẩm, nước hoa, thực phẩm chức năng... đến các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày đều bị làm giả. Điều này cho thấy vi phạm sở hữu trí tuệ đang trở thành vấn đề nhức nhối, không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến chi phí và uy tín thương hiệu của doanh nghiệp làm ăn chân chính, mà bản thân người tiêu dùng khi sử dụng phải hàng giả cũng có thể gặp những nguy hại khó lường.
Lợi nhuận lớn nên tình trạng buôn bán các mặt hàng pháo diễn ra ngày càng phức tạp, đa phần các đối tượng rao bán pháo lậu qua mạng đều sử dụng các tài khoản facebook ẩn danh hoặc các tài khoản mạng xã hội zalo không có thông tin chính xác để hoạt động, gây khó khăn cho lực lượng chức năng.
Theo nhận định của Cục Quản lý thị trường - cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội, dịp cuối năm 2023, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sẽ tiếp tục gia tăng. Do vậy, các lực lượng chức năng đang tập trung triển khai những giải pháp ngăn chặn quyết liệt, không để trở thành điểm nóng. Vấn đề này được đề cập rõ hơn trong chương trình phát sóng hôm nay.
Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá được xem là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các chủ nhãn hiệu, hàng hoá, tạo sân chơi lành mạnh giữa các nhà sản xuất. Đặc biệt, việc bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá còn góp phần đẩy lùi tệ nạn hàng giả, hàng kém chất lượng giúp người tiêu dùng thoát khỏi tâm lý hoang mang, lo lắng khi lựa chọn sản phẩm tiêu dùng.
Trong tháng 9, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn còn diễn biến rất phức tạp, thường tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như: thuốc lá, rượu, quần áo may sẵn, đồ điện tử, mỹ phẩm các loại, đặc biệt trong thời điểm trước lễ tết trung thu, nhu cầu về bánh kẹo thu trung của người dân tăng cao, vi phạm về an toàn thực phẩm có nhiều diễn biến phức tạp.
Là một trong những địa bàn trọng điểm về hàng hóa có giá trị kinh tế cao, 8 tháng đầu năm 2023, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài luôn có không ít diễn biến phức tạp.
Trong thời gian qua, mặc dù chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử lý, nhưng tình trạng mua bán, sử dụng bóng cười vẫn tiếp diễn trong các quán bar, tụ điểm vui chơi đêm.
Thời điểm này, các lực lượng chức năng trong Ban chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội đang triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường bánh trung thu năm 2023. Liên tiếp nhiều vụ vi phạm có dấu hiệu là hàng nhập lậu đã bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trong 8 tháng qua, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới còn diễn biến phức tạp, nhất là đối với mặt hàng lợn, đường cát, thuốc lá điếu, hàng điện tử đã qua sử dụng. Hàng chục nghìn vụ vi phạm đã bị lực lượng Quản lý thị trường phát hiện và xử lý. Những tháng cuối năm sẽ là thời điểm nóng, đòi hỏi các cơ quan chức năng trong Ban chỉ đạo 389 Hà Nội vào cuộc quyết liệt nhằm giữ ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi cho người dân.
Trong tháng 8, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn biến phức tạp, tập trung vào các mặt hàng như thuốc lá, rượu, quần áo may sẵn, đồ điện tử, mỹ phẩm, dược phẩm các loại. Đặc biệt là dịp Tết Trung Thu sắp tới, nhu cầu bánh kẹo, bánh Trung Thu của người dân tăng cao, vi phạm về ATTP có nhiều diễn biến phức tạp.
Trong bối cảnh giá gạo xuất khẩu tăng mạnh, với chức năng quản lý thị trường nội địa, lực lượng Quản lý thị trường đã thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tại các cơ sở kinh doanh, các cửa hàng... yêu cầu các đơn vị này thực hiện nghiêm việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, tránh đầu cơ, tăng giá...mặt hàng gạo.
Cục QLTT thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm hành chính trong dịp Tết Trung thu trên địa bàn thành phố năm 2023. Theo đó, kế hoạch này sẽ được triển khai trên địa bàn toàn thành phố từ ngày 29/8 đến hết ngày 30/9/2023.
Nhiều người tiêu dùng vì muốn tiện và mua giá rẻ nên đã mua các thiết bị điện tử trên mạng, không rõ nguồn gốc. Những thiết bị này nhẹ thì thường xuyên gặp lỗi kỹ thuật gây khó chịu cho người sử dụng, nặng thì gây điện giật, thậm chí nguy hại đến tính mạng... do thiết bị điện tử kém chất lượng.
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đối với các mặt hàng phụ tùng, phụ kiện xe máy nói riêng, hàng hóa nói chung, không những ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, an toàn tính mạng của người sử dụng, quan trọng hơn, dưới góc độ kinh tế, hàng giả, hàng nhái xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, phương hại rất lớn đến cả lợi nhuận và uy tín của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính, tạo tác động tiêu cực đến quyết định đẩy mạnh đầu tư của các doanh nghiệp này.
6 tháng cuối năm được coi là giai đoạn cao điểm của công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng không nguồn gốc trên địa bàn thành phố, khi phương thức, thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi, nhất là trên môi trường mạng.
Sau phần thông tin về hoạt động của Quản lý thị trường Hà Nội trong tuần qua, mời quý khán giả theo dõi phóng sự về nỗ lực ngăn chặn tình trạng buôn bán và sử dụng 'bóng cười' hiện nay trên địa bàn Hà Nội.
Cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ với hy vọng thay đổi cuộc sống con người. Nhưng nó cũng tạo ra vấn nạn hàng giả, hàng nhái khi thương mại điện tử, kinh tế số đang là xu hướng. Điều này đặt ra những thách thức không hề nhỏ với các lực lượng chức năng trong Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội.
Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 Thành phố, căn cứ vào tình hình thực tế, diễn biến thị trường, trong tháng 5, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã chủ động tham mưu, đề xuất Trưởng ban Chỉ đạo 389 thành phố các giải pháp đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn; theo dõi, đôn đốc các sở, ngành thành viên và Ban Chỉ đạo 389 quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thực phẩm chức năng giả hoành hành đang là vấn đề nhức nhối khi được giao bán, quảng cáo nhiều trên mạng xã hội. Trên thực tế khi các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường thuốc, TPCN thì thường xuyên phát hiện hàng giả lưu hành. Vấn nạn này vừa gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, gây tác động xấu đến môi trường kinh doanh và cần phải chặn đứng.
Kinh doanh online phát triển mạnh mẽ, thị trường sách cũng vì vậy mà thay đổi theo. Vấn nạn sách lậu, sách giả vốn nổi cộm từ lâu thì nay càng biến hóa khôn lường nhờ môi trường mạng.
Đồ chơi là sản phẩm không thể thiếu đối với trẻ nhỏ. Nhưng trẻ nhỏ cũng bị ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe hoặc tâm lý khi tiếp xúc với các đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ, chứa nhiều chất độc hại và đặc biệt là các đồ chơi mang tính bạo lực, ảnh hưởng tới suy nghĩ của các em.
Trong tháng 5, các ngành hàng đồ chơi, da giầy, điện tử, đồ gia dụng, thực phẩm tiếp tục là tâm điểm của công tác xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng. Quyết tâm không bỏ lọt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội tiếp tục phát hiện, xử lý nhiều vụ và thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận, bảo vệ thị trường hàng hóa và quyền lợi người dân.
Lực lượng Quản lý thị trường thành phố Hà Nội liên tiếp phát hiện số lượng lớn rượu không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ được pha chế tại các cửa hàng, nhà hàng bán trực tiếp đến tay người sử dụng. Các sản phẩm rượu không đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ dễ gây ra nhiều hậu quả có thể khiến người sử dụng ngộ độc. Nhẹ thì tổn hại sức khỏe, nặng có thể tử vong.
Quản lý thị trường thành phố Hà Nội vừa qua đã hoàn thành việc tiêu hủy hàng tấn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đợt đầu tiên của năm 2023. Các loại hàng hóa tiêu hủy trong đợt này có nhiều sản phẩm phẩm nước hoa, mỹ phẩm, sữa tắm, điện thoại di động trị giá hàng tỷ đồng.
Phương thức, thủ đoạn của các đường dây, tổ chức buôn lậu ngày càng đa dạng, tinh vi. Trong thời gian qua, lợi dụng các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội và các ứng dụng bán hàng trực tuyến để bán hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, đánh lừa người tiêu dùng.
Trong tháng 4, các ngành hàng dệt may, da giầy, điện tử, đồ gia dụng, thực phẩm tiếp tục là tâm điểm của công tác xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng với nhiều thủ đoạn và phương thức tinh vi hơn. Quyết tâm không bỏ lọt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội tiếp tục phát hiện, xử lý nhiều vụ và thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Thực hiện Tháng hành động vì an toàn vệ sinh thực phẩm với chủ đề "Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới", các lực lượng chức năng trong Ban Chỉ đạo 389 Thành phố đã triển khai nhiều đợt cao điểm truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân và các đơn vị sản xuất. Tuy nhiên vẫn còn những đối tượng vì lợi nhuận mà bất chấp sức khỏe cộng đồng.
Sau phần tin về công tác quản lý thị trường trong tuần, mời quý khán giả theo dõi phóng sự về ngăn chặn và xử lý nạn buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc trên địa bàn Thủ đô.
Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chưa bao giờ là điều dễ dàng khi phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi và phức tạp. Trong Quý I/2023, rất nhiều vụ vi phạm đã được các lực lượng chức năng, phòng ban chỉ đạo thành phố phát hiện và xử lý.
Tết Nguyên đán tới gần, hàng lậu, hàng giả, hàng nhái vẫn âm thầm được tuôn ra thị trường để tiêu thụ với nhiều thủ đoạn tinh vi. Để ngăn ngừa vấn nạn hàng giả hàng nhái rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các ngành chức năng và đặc biệt là việc nâng cao ý thức bảo vệ thương hiệu của chính các doanh nghiệp.
0