Quảng bá di sản văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm

Sự kiện công bố bộ nhận diện thương hiệu, bộ tiêu chuẩn và danh mục di sản ẩm thực Hoàn Kiếm đã đánh dấu thành quả đầu tiên của Đề án “Phát triển và quảng bá di sản văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm phục vụ phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng 2030”.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Chương trình do UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản văn hóa thực hiện, nhằm vận động và thu hút cộng đồng xã hội, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân thực hành di sản ẩm thực cùng tham gia gìn giữ, bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa ẩm thực Hoàn Kiếm, góp phần phát triển du lịch trên địa bàn quận nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.

Phở Thìn bờ hồ, phở Bát Đàn, bánh cuốn Thanh Vân, Café Giảng, nhà hàng Ánh Tuyết…, 46 cơ sở thuộc 15 phường của quận Hoàn Kiếm đã được ghi danh trong danh mục di sản ẩm thực của quận. Bộ tiêu chuẩn di sản ẩm thực phục vụ du lịch được công bố gồm 3 nhóm, với tổng cộng 21 tiêu chí đánh giá, dựa vào các yếu tố như: thể hiện bản sắc văn hóa Hà Nội; chứa đựng những tri thức, bí quyết, kinh nghiệm, kỹ năng nổi bật; có giá trị lịch sử, có yếu tố chuyển giao, kế thừa và tái sáng tạo; đang được thực hành, có sức sống và có tiềm năng phát triển du lịch bền vững…

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu ẩm thực quận được lấy cảm hứng từ logo chính thức của quận Hoàn Kiếm, truyền đạt thông điệp hội tụ và lan tỏa, phát triển trên nền tảng các giá trị di sản, kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại.

Bản đồ di sản ẩm thực Hà Nội được “phác thảo” thông qua đề án góp phần quan trọng trong việc tạo nên một bức tranh về đời sống văn hóa nói chung, ẩm thực nói riêng của Hà Nội - trái tim là quận Hoàn Kiếm dựa trên nền tảng những “Hương vị từ ký ức”. Với slogan "Hương vị từ ký ức", ẩm thực quận Hoàn Kiếm là nhịp cầu để trở về với kỷ niệm và cảm xúc, với gia đình và nguồn cội.

Hội thảo truyền thông cộng đồng trong khuôn khổ sự kiện đã tạo một diễn đàn ý nghĩa để cộng đồng chủ thể di sản ẩm thực cùng với chuyên gia chia sẻ cách thức, kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và truyền thông thương hiệu; những khó khăn, thách thức mà cộng đồng gặp phải. Đây cũng là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia và các bên liên quan đưa ra những giải pháp thực tế góp phần nâng cao hiệu quả trong việc giữ gìn và phát triển bền vững di sản ẩm thực Hoàn Kiếm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Hà Nội có hơn 1.500 lễ hội, trong đó phần lớn diễn ra vào dịp đầu năm. Năm nay, nhiều lễ hội có sáng tạo mới, kết hợp công nghệ trong công tác quản lý, tổ chức mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.

Cột cờ Hà Nội - biểu tượng lịch sử của Thủ đô đã mở cửa đón khách tham quan từ đầu năm 2025, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân trong nước và du khách quốc tế.

Thời tiết mùa xuân đến báo hiệu một vụ lúa mới lại bắt đầu. Công việc dẫu có vất vả, nhưng bà con bao năm nay vẫn yêu nhịp sống trên những cánh đồng.

Chiếc quạt giấy Chàng Sơn truyền thống đã bắt đầu một hành trình mới, không chỉ là những nếp gấp mang theo làn gió mát, mà còn lan tỏa giá trị văn hóa lịch sử đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Không cần phải lên Tây Bắc, người Hà Nội có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của hoa ban ngay giữa lòng Thủ đô. Năm nay ban không chờ tới tháng Ba mới nở.

Trên những con phố trung tâm, trong những con ngõ nhỏ của khu phố cổ Hà Nội, các spa mọc lên như một điểm dừng chân quen thuộc, nơi người dân Hà Nội và du khách tìm đến để tái tạo năng lượng, chăm sóc sức khỏe và tận hưởng những giây phút an yên.