Quảng trường 19/8 - 'Chứng nhân' của mùa thu lịch sử
Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa “long trời, lở đất” giành chính quyền trên cả nước.
Sáng 19/8/1945, người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận kéo về quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội, dự lễ mít tinh hưởng ứng cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Ảnh tư liệu
Tại địa danh lịch sử này đã diễn ra 2 cuộc mít tinh liên tiếp trong 2 ngày 17 và 19/8. Thời điểm toàn dân tộc Việt Nam nghe theo lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc “Toàn thể dân tộc Việt Nam hãy đứng dậy, đem sức ta mà giải phóng cho ta” ở tất cả các tỉnh lị, đô thị đều diễn ra những cuộc mít tinh, biểu tình lớn của quần chúng.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử: “Đem sức ta mà giải phóng cho ta” nghĩa là sức mạnh xuất phát từ cách mạng quần chúng, chủ yếu là bạo lực cách mạng nhưng trong hình thái của mít tinh chính trị. Những cuộc mít tinh như vậy thông thường thu hút sự tham gia của hàng triệu người ở các thành phố lớn và hàng nghìn người ở các tỉnh nhỏ. Đặc biệt, đó cũng là hình thái giành chính quyền của ta ở Hà Nội.
Sau sự kiện trọng đại ấy, Quảng trường Nhà hát Lớn vẫn giữ nguyên tên gọi cũ, cho đến khi chính thức mang tên là Quảng trường Cách mạng Tháng Tám vào thập niên 90 của thế kỷ trước. Biết bao biến cố thăng trầm của thời gian, cùng với Thăng Long văn hiến, Quảng trường Cách mạng Tháng Tám vẫn giữ nguyên giá trị lớn về lịch sử văn hóa, kiến trúc, vừa cổ điển vừa hiện đại.
Hiện nay, Quảng trường Cách mạng Tháng Tám là một quần thể mang hình thái nút không gian thành phố với những công trình kiến trúc đẹp như Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Khách sạn Hilton, Phố Tràng Tiền... Vào mỗi buổi tối khi ánh đèn điện bừng sáng, Quảng trường Cách mạng Tháng Tám - Nhà hát Lớn Hà Nội với những bậc thang chạy dài trước mặt tạo nên một không gian lắng đọng, là những địa điểm mà du khách trong nước và quốc tế khi đến Hà Nội không thể không ghé thăm. Bởi đây đã, đang và sẽ mãi là một trong những biểu tượng sống động nhất, gần gũi nhất về cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, một cuộc cách mạng đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một trong những mốc son chói lọi nhất.
Hồ Gươm không chỉ là một danh thắng nổi tiếng của Hà Nội, mà còn là di sản văn hóa, gắn liền với lịch sử ngàn năm văn hiến của mảnh đất Hà thành.
Tối 16/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đối với công trình tượng đài kỷ niệm "Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954".
Đình làng Mui tại xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội, là di tích lịch sử có từ lâu đời, thờ 4 vị thành hoàng - những anh hùng từng sát cánh cùng Hai Bà Trưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Hán.
Đã từ lâu, đối với người dân Việt Nam khi nói đến hồ Gươm là lại nhớ đến tháp Rùa, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đây không chỉ là những điểm đến hấp dẫn gắn liền với văn hóa và lịch sử của người Hà Nội mà còn là nơi tham quan và thư giãn lý tưởng.
Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân dân quận Ba Đình đã gìn giữ di tích đền Cống Yên và những giá trị văn hoá tinh thần của cha ông để lại.
Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía Tây, đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, là một trong 3 ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn và lâu đời nhất cả nước.
0