Quốc gia đầu tiên cấm trẻ dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội
77% người Australia ủng hộ
Theo dự luật, các nền tảng bao gồm TikTok, Facebook, Instagram, Snapchat, X và Reddit sẽ có một năm để tuân thủ hoặc phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 50 triệu đô la Australia.
Luật được đưa ra và thông qua trong vài ngày cuối cùng của kỳ họp Quốc hội Australia năm nay, đánh dấu một chiến thắng chính trị cho Thủ tướng trung tả Anthony Albanese, khi ông sắp tham gia cuộc bầu cử vào năm 2025. Lệnh cấm vấp phải sự phản đối của nhóm ủng hộ quyền riêng tư và quyền trẻ em, nhưng 77% dân số ủng hộ lệnh này.
Một trong những người ủng hộ đề xuất này là nhà vận động an toàn mạng Sonya Ryan. Con gái 15 tuổi của cô, Carly Ryan, đã bị sát hại vào năm 2007 tại tiểu bang Nam Úc. Thủ phạm là một kẻ ấu dâm 50 tuổi giả làm một thiếu niên. Đó là một câu chuyện đáng buồn của thời đại kỹ thuật số. Carly là người đầu tiên ở Australia chết vì mạng xã hội. Vì thế, Sonya Ryan luôn thúc đẩy để dự luật được thông qua. Bi kịch cá nhân của bà là bằng chứng cho thấy mạng xã hội có thể nguy hiểm như thế nào đối với trẻ em.
Đối với quá nhiều người Australia trẻ tuổi, phương tiện truyền thông xã hội có thể gây hại. Gần hai phần ba người Australia từ 14 đến 17 tuổi đã xem nội dung cực kỳ có hại trên mạng, bao gồm lạm dụng ma túy, tự tử hoặc tự làm hại bản thân, cũng như tài liệu bạo lực. Phương tiện truyền thông xã hội có trách nhiệm xã hội. Chúng tôi biết họ có thể và nên làm tốt hơn để giải quyết các tác hại trên nền tảng của họ, đó là lý do tại sao chúng tôi đang thực hiện những thay đổi lớn để yêu cầu các nền tảng chịu trách nhiệm về sự an toàn của người dùng.
Bà Michelle Rowland - Bộ trưởng truyền thông Australia.
Tuy nhiên, cũng có một yếu tố chính trị. Vào tháng 6, lãnh đạo phe đối lập Peter Dutton đã cam kết sẽ áp dụng lệnh cấm độ tuổi sử dụng mạng xã hội trong vòng 100 ngày nếu liên minh giành chiến thắng trong cuộc bầu cử liên bang dự kiến diễn ra vào tháng 5 năm 2025.
Một chiến dịch truyền thông rầm rộ, trong đó các gia đình có con em thiệt mạng do sử dụng mạng xã hội, đã gây áp lực buộc Thủ tướng Anthony Albanese phải hành động. Ông đã ủng hộ ý tưởng này, thường xuyên nói rằng ông muốn các bậc phụ huynh biết rằng ông ủng hộ những phụ huynh muốn tách con mình ra khỏi mạng xã hội.
Chúng tôi không chỉ đặt ra độ tuổi tối thiểu được dùng phương tiện truyền thông xã hội. Chúng tôi đang đặt ra một tiêu chuẩn cộng đồng mới, làm rõ rằng các công ty truyền thông xã hội có trách nhiệm xã hội và gửi thông điệp đến tất cả những bà mẹ và ông bố đang lo lắng về tác động của phương tiện truyền thông xã hội đối với sức khỏe tinh thần, sự tự tin và ý thức về bản thân của con cái họ. Thông điệp đó rất đơn giản: Chúng tôi ở bên bạn, chúng tôi ủng hộ bạn.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese.
Chính phủ trích dẫn một nghiên cứu năm 2022 của Anh nghiên cứu dữ liệu của hơn 17.400 người tham gia, cho thấy rằng việc sử dụng mạng xã hội ở tuổi vị thành niên làm giảm mức độ hài lòng của các em với cuộc sống trong một số giai đoạn phát triển nhất định, bao gồm cả trẻ em gái từ 11 đến 13 tuổi và trẻ em trai từ 14 đến 15 tuổi.
Các nhà lãnh đạo của cả tám tiểu bang và vùng lãnh thổ của Australia đều nhất trí ủng hộ kế hoạch này, thậm chí Tasmania, tiểu bang nhỏ nhất, muốn ngưỡng này được đặt ở mức 14 tuổi. Một cuộc khảo sát của YouGov công bố vào thứ Ba tuần này cho thấy 77% người Australia ủng hộ lệnh cấm, tăng so với mức 61% trong cuộc khảo sát hồi tháng 8.
Thách thức trong việc thực thi
Sau khi luật được thông qua, cha mẹ sẽ là người phải thông báo cho con cái rằng chúng không được phép sử dụng mạng xã hội nữa. Tuy nhiên, trách nhiệm thực thi thuộc về chính các công ty mạng xã hội. Theo luật, các nền tảng phải đưa ra các hệ thống và quy trình nào đó để đảm bảo rằng những người dưới độ tuổi tối thiểu không thể tạo hoặc giữ tài khoản mạng xã hội.
Nếu phát hiện trẻ em truy cập các trang mạng xã hội, thì cha mẹ và các em không bị phạt, nhưng các nền tảng có thể bị phạt tới 50 triệu đô la nếu bị coi là có "lỗi hệ thống" để trẻ em dùng được mạng xã hội.
Từ cuối năm 2025, các nền tảng như Instagram của Meta, X của Elon Musk, TikTok và Snapchat phải chứng minh cho Australia thấy họ đang thực hiện các bước hợp lý để ngăn chặn người dùng dưới 16 tuổi. Việc thực thi luật còn nhiều điều mơ hồ. Về cơ bản, mọi người Australia sẽ phải chứng minh rằng họ trên 16 tuổi nếu họ muốn tiếp tục sử dụng tài khoản mạng xã hội của mình.
Danh mục của Chính phủ đã nêu tên TikTok, Facebook, Instagram, Snapchat, X và Reddit. Ba loại nền tảng phổ biến sẽ được miễn trừ, bao gồm ứng dụng nhắn tin (như WhatsApp và Messenger Kids của Facebook); nền tảng chơi game; và các dịch vụ cung cấp nội dung giáo dục, bao gồm YouTube. Những người từ 15 tuổi trở xuống vẫn có thể truy cập vào các nền tảng cho phép người dùng xem một số nội dung mà không cần đăng ký tài khoản, như TikTok, Facebook và Reddit.
Những người dưới 16 tuổi sẽ không còn được phép có tài khoản trên ba trang mạng xã hội bị cấm, bao gồm cả những người dưới 16 tuổi đã có tài khoản.
Theo dự luật, mạng xã hội được định nghĩa là bất kỳ dịch vụ trực tuyến nào có "mục đích chính" là cho phép tương tác xã hội trực tuyến giữa hai hoặc nhiều người dùng. Các luật này trao cho Bộ trưởng Bộ Truyền thông (hiện là bà Michelle Rowland) quyền quyết định các nền tảng có được chấp nhận hay không. Bà Rowland cho biết YouTube được miễn trừ vì "mục đích chính" của nền tảng này là giáo dục. Các luật này hướng tới mục đích tốt đẹp là bảo vệ sức khỏe tinh thần (và trong một số trường hợp là sức khỏe thể chất) của trẻ em khỏi những tác hại không thể phủ nhận được trên mạng xã hội.
Bà Rowland, Bộ trưởng Truyền thông, cho biết việc hạn chế tạo tài khoản, thay vì hạn chế nội dung nói chung, sẽ giảm tác hại liên quan đến cuộc sống— như "thông báo và cảnh báo liên tục" có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng tập trung của những người trẻ tuổi — đồng thời hạn chế tác động của luật đối với người dân nói chung. Những người ủng hộ lệnh cấm cho biết việc trì hoãn việc trẻ em tiếp xúc với nhiều áp lực của phương tiện truyền thông xã hội sẽ cho chúng thời gian để phát triển tính cách một cách an toàn hơn, đồng thời giảm bớt áp lực cho cha mẹ trong việc kiểm soát hoạt động của con mình trên mạng.
Việc thực thi luật như thế nào thì vẫn chưa rõ ràng. Dự luật nêu rằng các công ty truyền thông xã hội phải thực hiện các bước hợp lý để đánh giá độ tuổi của người dùng, nhưng các nền tảng được tự quyết định cách thực hiện điều đó.
Một trong những vấn đề gặp phải khi xác minh độ tuổi của trẻ em là chúng càng nhỏ thì càng ít dấu vết kỹ thuật số trong cuộc sống của chúng. Ví dụ, chúng không có thế chấp, hoặc không có tài khoản ngân hàng, nhưng thường thì chúng có hộ chiếu hoặc giấy phép lái xe. Vì vậy, khi người ta càng trẻ, việc tìm kiếm dữ liệu càng khó khăn.
Ông Tony Allen - Giám đốc điều hành của chương trình chứng nhận độ tuổi.
Ngoài việc dùng giấy tờ do chính phủ cấp, người dùng có thể áp dụng các phương pháp khác bao gồm công nghệ xác nhận độ tuổi, như quét khuôn mặt hoặc ước tính dựa trên hành vi trực tuyến. Một số công nghệ đó đã được thử nghiệm. Ví dụ, Facebook đang dạy A.I. ước tính độ tuổi của người dùng bằng cách xem xét tin nhắn mừng sinh nhật mà họ nhận được. Chính phủ Australia đang tiến hành thử nghiệm riêng các công cụ như vậy và kết quả sẽ giúp chính phủ xác định "các bước hợp lý" mà các nền tảng truyền thông xã hội phải thực hiện.
Những ý kiến trái chiều
Một số thanh thiếu niên lo ngại về viễn cảnh thế giới trên mạng của họ bị đảo lộn, trong khi những người chỉ trích luật - đặc biệt là các chuyên gia trong ngành công nghệ và các nhóm nhân quyền – đặt câu hỏi về phạm vi, hậu quả không mong muốn và tính khả thi của dự luật.
Những ý kiến chí trích cho rằng chính phủ đang cố gắng lấy lòng những cha mẹ đang lo lắng về tác hại của mạng xã hội. Họ cho rằng luật được thông qua vội vã tại Quốc hội mà không có sự giám sát đầy đủ, không hiệu quả, có nguy cơ đe dọa quyền riêng tư của tất cả người dùng và làm suy yếu thẩm quyền của cha mẹ. Những người phản đối dự luật cũng lập luận rằng lệnh cấm sẽ cô lập trẻ em, tước đi những khía cạnh tích cực của phương tiện truyền thông xã hội, đẩy trẻ vào web đen, và làm giảm động lực cho các nền tảng cải thiện an toàn trực tuyến.
Trái với câu chuyện thương tâm của cô bé Carly Ryan, Leo Puglisi là một bằng chứng về sự thành công của giới trẻ Australia nhờ mạng xã hội. Năm nay, Leo là một sinh viên 17 tuổi ở Melbourne, nhưng anh đã sáng lập kênh phát tin tức trực tuyến 6 News Australia khi mới 11 tuổi. Anh cho rằng các nhà lập pháp áp dụng lệnh cấm không có góc nhìn về mạng xã hội giống như những người trẻ tuổi khi lớn lên trong thời đại kỹ thuật số.
Vâng, tôi nghĩ lệnh cấm này sẽ thực sự kìm hãm sự sáng tạo. Hãy nhìn xem không chỉ ở Australia mà trên khắp thế giới, người trẻ từ độ tuổi 13, 14, 15 đã có thể khám phá đam mê của mình, thậm chí có thể tạo dựng sự nghiệp thông qua phương tiện truyền thông xã hội dưới hình thức này hay hình thức khác. Có rất nhiều người đã xem 6 News (Six News), tham gia nhóm từ đó và khám phá niềm đam mê của họ trong lĩnh vực truyền thông và báo chí. Đó là đam mê của tôi trong suốt thời gian qua và sẽ không thể thực hiện được nếu bị cấm hoàn toàn.
Anh Leonardo Puglisi - Giám đốc điều hành của 6 News Australia.
Anh nói thêm rằng hướng dẫn cho phụ huynh sẽ tốt hơn lệnh cấm, sự hợp tác giữa chính phủ và các công ty truyền thông xã hội cũng sẽ giúp bảo vệ trẻ em an toàn trên mạng.
Hơn 140 chuyên gia đã ký một bức thư ngỏ gửi Thủ tướng Anthony Albanese lên án giới hạn độ tuổi 16 là "một công cụ quá thô thiển để có thể giải quyết rủi ro một cách hiệu quả". Họ lo ngại dự luật “làm gia tăng rủi ro cho trẻ em vẫn sử dụng nền tảng” và lệnh cấm “ảnh hưởng đến quyền tiếp cận và tham gia”. Ủy ban nhân quyền của Australia có “những nghi ngại nghiêm trọng” về lệnh cấm, “do những luật này có khả năng can thiệp đáng kể đến quyền của trẻ em và thanh thiếu niên”.
Em Ben Kioko - người dùng mạng xã hội 14 tuổi cho hay: "Là người mắc chứng tự kỷ, tôi thực sự khó khăn khi kết nối với người khác và mạng xã hội giúp tôi dễ dàng hơn rất nhiều, ít căng thẳng hơn nhiều và cũng kết nối với nhiều người hơn. Khi đi học, bạn chỉ có thể chơi với bạn học cùng trường. Nhưng khi lên mạng, bạn có thể kết nối với những người khác có cùng sở thích, có được nhiều trải nghiệm".
Thêm vào đó, lệnh cấm có thể gây căng thẳng cho mối quan hệ của Australia với đồng minh chủ chốt là Mỹ. Chủ sở hữu X, ông Elon Musk, một nhân vật trung tâm trong chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump, đã nói trong một bài đăng vào tháng này rằng lệnh cấm có vẻ như là "một cách bí mật để kiểm soát quyền truy cập Internet của tất cả người Australia".
Chính phủ Australia cũng có thái độ cứng rắn với các gã khổng lồ công nghệ chủ yếu có trụ sở tại Mỹ. Australia là quốc gia đầu tiên yêu cầu các nền tảng truyền thông xã hội trả tiền bản quyền cho các cơ quan báo chí khi chia sẻ nội dung của họ và hiện có kế hoạch đe dọa phạt tiền họ vì không dập tắt được các vụ lừa đảo.
Một phát ngôn viên của Meta cho biết chủ sở hữu Facebook tôn trọng luật pháp Australia, nhưng họ "lo ngại" về việc Australia "vội vã thông qua luật mà không xem xét đúng mức bằng chứng, những gì ngành công nghiệp đã làm để đảm bảo trải nghiệm phù hợp với lứa tuổi và tiếng nói của những người trẻ tuổi".
Với Dự luật độ tuổi tối thiểu sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, Australia đang đi tiên phong trong lĩnh vực này. Ngày càng nhiều chính phủ đã ban hành luật hoặc cho biết họ có kế hoạch ban hành luật hạn chế độ tuổi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội vì lo ngại về tác động của nó đối với sức khỏe tâm thần của những người trẻ tuổi. Pháp và một số tiểu bang của Mỹ đã thông qua luật hạn chế quyền truy cập của trẻ vị thành niên mà không có sự cho phép của cha mẹ, nhưng mới chỉ có Australia áp đặt lệnh cấm tuyệt đối.
Châu Âu và Mỹ đang phải đối mặt với dịch cúm mùa đông khi nhiều người đi lại, tụ họp trong dịp lễ cuối năm và đón năm mới. Hàng chục nghìn ca mắc đã được ghi nhận, phổ biến nhất là chủng virus cúm B.
Trung Quốc đang đối mặt với số ca nhiễm các bệnh hô hấp liên quan đến virus HMPV gia tăng, dẫn đến tình trạng quá tải ở các bệnh viện. Đợt bùng phát xảy ra 5 năm sau khi thế giới lần đầu phát hiện dịch Covid-19, khiến nhiều người lo lắng viễn cảnh về đại dịch khác.
Trung Quốc mới đây đã ra mắt chiếc ô tô điện vừa chạy vừa bay đầu tiên mang tên "Dongda Kunpeng-1" do nhóm nghiên cứu của Đại học Đông Nam phát triển.
Ngày 4/1, Bộ trưởng Quốc phòng Israel - Israel Katz xác nhận các cuộc đàm phán gián tiếp với Hamas đã nối lại tại Qatar về việc thả các con tin bị bắt trong các vụ tấn công tháng 10/2023.
Cụ bà Tomiko Itooka người Nhật Bản, được Sách Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận là người sống lâu nhất thế giới, đã qua đời tại nước này, thọ 116 tuổi.
Người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cho biết cơ quan này đang nỗ lực đảm bảo an ninh cho lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 20/1 tới.
0