Quốc hội bàn về luật tư pháp người chưa thành niên

Theo các đại biểu Quốc hội, việc xây dựng một đạo luật chuyên biệt về tư pháp người chưa thành niên là cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới.

Trong phiên thảo luận tại tổ về Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, các đại biểu Quốc hội đã đóng góp những ý kiến giá trị với việc xây dựng đạo luật này.

Theo các đại biểu, Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên gồm 156 Điều, bố cục thành 5 phần, 11 chương, quy định về xử lý chuyển hướng, hình phạt và thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội; thủ tục tố tụng đối với bị hại và người làm chứng là người chưa thành niên; thi hành án; tái hòa nhập cộng đồng và hỗ trợ bị hại; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên.

Các đại biểu nêu rõ, định hướng lớn của Đảng và Hiến pháp năm 2013 đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là việc bảo vệ trẻ em trước và trong hoạt động tố tụng. Do đó, để thể chế hóa những yêu cầu, nhiệm vụ đó việc xây dựng một đạo luật chuyên biệt về tư pháp người chưa thành niên là cần thiết.

Nhất trí với 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật là rất cần thiết và phù hợp với xu thế của thế giới và thực tiễn cải cách tư pháp của Việt Nam, các đại biểu đề nghị cần tách vụ án hình sự với người chưa thành niên ngay từ đầu, không nên giải quyết với người trưởng thành.

Các đại biểu cũng đề nghị, trong quá trình hoàn thiện cần rà soát kỹ hơn nữa để giải quyết hài hoà sự trùng lắp, chồng chéo, sự phân biệt chưa rõ ràng giữa thiết chế tư pháp hình sự thông thường và thiết chế tư pháp người chưa thành niên; giữa các thiết chế của Hệ thống tư pháp người chưa thành niên và Hệ thống phúc lợi trẻ em.

Hệ thống phúc lợi trẻ em chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề về gia đình và bảo vệ trẻ em, là cơ quan dịch vụ xã hội; Hệ thống tư pháp người chưa thành niên có trách nhiệm xử lý người chưa thành niên phạm tội, là thiết chế công quyền. Vì vậy, cần khẳng định rõ để có sự phân biệt cụ thể.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Malaysia Fadillah Yusof cùng đoàn đại biểu cấp cao Malaysia sang viếng và dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hôm nay, đất nước và nhân dân đã tiễn biệt một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung và một người Hà Nội giản dị. Mỗi người Việt Nam sẽ luôn ghi nhớ những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Cái quý nhất của con người là Cuộc sống và Danh dự sống" và coi đó là nguồn động viên to lớn, là kim chỉ nam để học tập, rèn luyện và noi theo.

Ngày 26/7, đất nước và nhân dân ta đã đau xót tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung, cả đời cống hiến, phụng sự Đảng, Tổ quốc và nhân dân, môt người Hà Nội giản dị, chân tình và gần gũi với quần chúng.

Đúng 15 giờ chiều 26/7, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Thủ đô Hà Nội. Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế cùng gia đình đã kính cẩn nghiêng minh vĩnh biệt nhà lãnh đạo kiệt xuất, người đảng viên cộng sản kiên trung, nhà văn hóa lớn của dân tộc.

Đúng 13h, cùng thời điểm tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội) và Hội trường Thống nhất ở TP.HCM, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Lễ truy điệu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu.

Tại TP. HCM, đúng 12h30 phút, Lễ viếng tại Hội trường Thống Nhất kết thúc. Ngay sau đó, Lễ truy điệu cũng đã được tổ chức đồng thời với Nhà tang lễ Quốc gia.