Quốc hội giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri
Các đại biểu cho rằng, thời gian qua, với sự quyết tâm của Quốc hội, sự chuyển động, phối hợp của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, việc xem xét, nghiên cứu, giải quyết các kiến nghị của cử tri đã có những thay đổi tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế, một số vấn đề được cử tri quan tâm, kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng.
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông – đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận phát biểu: "Cử tri kiến nghị xem xét giảm tuổi hưởng trợ cấp xã hội cho người cao tuổi thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi trên địa bàn của cả nước. Đây là vấn đề cử tri quan tâm từ rất lâu và bất cứ cuộc tiếp xúc cử tri nào của đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh Bình Thuận cũng nhận được ý kiến. Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nhiều lần ghi nhận và hứa sẽ tiếp tục nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền xem xét vào thời điểm thích hợp và gần nhất là công văn số 5527 ngày 30/12/2022 về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 4 quốc hội khóa XV. Tuy nhiên, đến nay, chúng tôi vẫn chưa thấy kết quả cụ thể để sửa đổi chính sách này. Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình cấp có thẩm quyền để xem xét nguyện vọng chính đáng của cử tri".
Đại biểu cũng cho rằng, vẫn còn nhiều trường hợp trả lời một cách chung chung, chỉ cung cấp thông tin, không đi vào cụ thể vấn đề, không đủ sức thuyết phục, chưa có giải pháp quyết liệt để giải quyết các vướng mắc, bức xúc của cử tri. Do đó, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội cần thực hiện giám sát đến cùng trả lời kiến nghị của cử tri.
"Không chỉ giám sát số lượng các câu trả lời mà sẽ đi sâu giám sát đến chất lượng các nội dung trả lời, thời gian trả lời của các bộ ngành đã đáp ứng được yêu cầu của cử tri và nhân dân, đảm bảo đúng quy trình của pháp luật hay chưa? Đặc biệt theo đến cùng những lời hứa của các bộ trưởng, trưởng ngành để kịp thời có thông tin cho cử tri. Đồng thời đề nghị Chính phủ có giải pháp đối với những cơ quan, đơn vị chậm trả lời kiến nghị của cử tri để đoàn đại biểu Quốc hội có cơ sở giám sát, cũng như báo cáo với cử tri”, đại biểu Tráng A Dương – đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang kiến nghị.
Một số đại biểu đề nghị đề cao trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong việc tiếp cận, xem xét, giải quyết kiến nghị của cử tri theo đúng quy định, không để tình trạng kéo dài trong xem xét, giải quyết kiến nghị của cử tri.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
0