Quốc hội thảo luận về dự án Luật Lưu trữ

Sáng nay, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Lưu trữ.

Mở đầu buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, trước thông tin về vụ hỏa hoạn trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân; đồng thời, đề nghị Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các lực lượng chỉ đạo nhanh chóng khắc phục hậu quả, dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương, kịp thời giúp đỡ gia đình người bị nạn sớm ổn định tình hình, bảo đảm cuộc sống. Đề nghị Chính phủ, các cơ quan hữu quan, các lực lượng chỉ đạo tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong cả nước, hướng dẫn và thông tin tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nâng cao cảnh giác, ứng phó kịp thời, không để xảy ra cháy, nổ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp

Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).

Dự thảo Luật Lưu trữ sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm có 08 chương với 65 điều, đã bám sát mục tiêu, quan điểm đề ra khi xây dựng dự án Luật, kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng, khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện Luật Lưu trữ năm 2011. Tuy nhiên, trong phần thảo luận vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, như về trường hợp tài liệu đặc biệt liên quan đến di sản văn hóa.

Góp ý về nội dung này, đại biểu Lưu Bá Mạc, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn đề xuất, với trường hợp tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt được công nhận là bảo vật quốc gia hoặc được xác định là một trong các loại hình di sản văn hóa thì phải thực hiện theo quy định của Luật Di sản văn hóa (áp dụng theo một luật).

Đại biểu Lưu Bá Mạc, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn

Về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất cũng có nhiều ý kiến cho rằng trong Luật Lưu trữ (sửa đổi) cần đề cập cụ thể đến nguồn nhân lực và đầu tư cho lĩnh vực này.

Đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông cho rằng, cần có giải pháp quy định mang tính thực tiễn hơn để giải bài toán nguồn nhân lực đáp ứng cho công tác lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị, trong đó bao gồm cả cấp xã. Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị, trong quá trình thực thi Luật cần nghiêm túc và đề cao tính thực tiễn, hiệu quả.

Đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông.

Trên cơ sở nội dung các ý kiến của Đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ sẽ tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, báo cáo làm rõ các vấn đề trình cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đã được nêu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Malaysia Fadillah Yusof cùng đoàn đại biểu cấp cao Malaysia sang viếng và dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hôm nay, đất nước và nhân dân đã tiễn biệt một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung và một người Hà Nội giản dị. Mỗi người Việt Nam sẽ luôn ghi nhớ những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Cái quý nhất của con người là Cuộc sống và Danh dự sống" và coi đó là nguồn động viên to lớn, là kim chỉ nam để học tập, rèn luyện và noi theo.

Ngày 26/7, đất nước và nhân dân ta đã đau xót tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung, cả đời cống hiến, phụng sự Đảng, Tổ quốc và nhân dân, môt người Hà Nội giản dị, chân tình và gần gũi với quần chúng.

Đúng 15 giờ chiều 26/7, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Thủ đô Hà Nội. Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế cùng gia đình đã kính cẩn nghiêng minh vĩnh biệt nhà lãnh đạo kiệt xuất, người đảng viên cộng sản kiên trung, nhà văn hóa lớn của dân tộc.

Đúng 13h, cùng thời điểm tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội) và Hội trường Thống nhất ở TP.HCM, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Lễ truy điệu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu.

Tại TP. HCM, đúng 12h30 phút, Lễ viếng tại Hội trường Thống Nhất kết thúc. Ngay sau đó, Lễ truy điệu cũng đã được tổ chức đồng thời với Nhà tang lễ Quốc gia.