Quốc tế hỗ trợ Việt Nam phát triển giao thông xanh
Bọ GTVT vừa tổ chức Tọa đàm "Phát triển giao thông xanh: Thách thức và giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư", với sự tham gia của đại diện nhiều ngân hàng, tổ chức quốc tế.
Bà Kathleen WHIMP, Quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - Lào - Campuchia, cho biết: “Chúng tôi mong muốn chính phủ Việt Nam xem xét cải thiện quy trình thủ tục phê duyệt dự án đầu tư vốn vay nước ngoài hay vốn ODA. Về phía World bank, chúng tôi cam kết đồng hành hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam, Bộ GTVT và các tổ chức khác để đạt mục tiêu đưa phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050”.
Tồ chức Hợp tác Quốc tế GIZ của Đức thì cho rằng giải pháp huy động nguồn lực có thể bằng những chính sách ưu đãi để tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế nhằm phát triển giao thông xanh thân thiện với môi trường.
Bà Urda Eichhorst, Tổ chức Hợp tác Quốc tế GIZ, cho hay: “Sau 10 năm hợp tác với Việt Nam, chúng tôi đã xây dựng mô hình hóa công cụ phát thải, hệ thống theo dõi để thu thập dữ liệu để giúp Bộ GTVT đo được giảm phát thải ròng của mình. Chúng tôi cũng tham gia vào quá trình thúc đẩy Việt Nam thực hiên mô hình giao thông điện, ngoài ra xây dựng kỹ thuật đầu vào cho ngành GTVT. Để thực hiện những điều này, việc huy động tài chính khu vực công là chưa đủ mà cần nguồn lực từ tư nhân, từ những mô hình kinh doanh mới chuyển dịch sang mô hình giao thông điện”.
Theo ông Lê Văn Dương - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường – Bộ Giao thông Vận tải: “Trên cơ sở chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước và các tổ chức trên thế giới, chúng tôi sẽ tổng hợp các ý kiến và tiếp tục tham mưu cho Bộ GTVT để báo cáo Chính phủ trong thời gian sắp tới đưa ra cơ chế chính sách, những nội dung công việc cần thực hiện, phù hợp với thực tế của nước chúng ta”.
Nhiều tổ chức quốc tế như Liên minh châu Âu (EU), chính phủ Australia, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA, Quỹ Hợp tác và phát triển kinh tế Hàn Quốc tại Hà Nội, Ngân hàng châu Á cũng đã cam kết và mong muốn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng về tài chính để tạo nên nền giao thông xanh bền vững cho Việt Nam.
Hiện Việt Nam đã có khoảng 300 xe buýt điện hoạt động tại Hà Nội và TP.HCM. Số lượng sản xuất và tiêu thụ ô tô điện, xe máy điện ngày càng tăng. Nhiều tuyến đường sắt đô thị cũng đã đi vào hoạt động.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, đó là những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, để chuyển đổi giao thông xanh, góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là về nguồn lực tài chính.
Chiều 5/11, UBND TP Hà Nội sơ kết 1 năm Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của TP Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025 và triển khai tổng kiểm kê tài sản công.
Hai người đi xe máy chạy song song ở sát dải phân cách, nơi cho phép ô tô đi tốc độ tối đa 100 km/h tại cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn đi qua Lâm Thao, Phú Thọ.
Vụ đoàn xe máy lao rất nhanh trên phố đâm vào người đi đường khiến nạn nhân tử vong tại chỗ vào rạng sáng ngày 3/11 ở trung tâm Hà Nội đã làm dư luận dấy lên sự phẫn nộ bởi sự nguy hiểm của những "hung thần" đường phố này.
Dự án giải quyết ngập do triều cường với tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM sau 8 năm triển khai vẫn chưa hoàn thành, khiến số vốn có thể đội thêm lên 4.400 tỷ đồng.
Sở Giao thông Vận tải vừa có tờ trình UBND TP.HCM về ban hành giá vé dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng tàu điện trên tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (tuyến metro số 1)
Sáng nay, 5/11, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà chủ trì tiếp Đoàn ngoại giao Quốc hội Hàn Quốc do ông Jang Kee Ung Tee, Ủy viên Quốc hội Hàn Quốc, làm Trưởng đoàn.
0