Quy hoạch Thủ đô là cơ sở để tái thiết đô thị
Năm 2024, Hà Nội xếp thứ 97 trong bảng xếp hạng các thành phố thông minh hàng đầu thế giới. Đây là dấu ấn đặc biệt quan trọng đối với công tác quy hoạch kiến trúc và quản lý đô thị của Hà Nội.
Ông Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, cho biết: "Đô thị thông minh, trước hết là căn hộ thông minh, ngôi nhà thông minh, khu phố thông minh, giao thông thông minh, chiếu sáng thông minh. Và tất cả những hoạt động phải có quan hệ của tất cả các yếu tố về kĩ thuật, đặc biệt là về tin học để tạo nên sự kết nối, gọi là kết nối của chuyển đổi số".
Để Hà Nội ngày càng phát triển, yếu tố đặc biệt quan trọng là phải xây dựng quy hoạch thông minh. Khi đưa ra được những giải pháp tối ưu, sẽ đồng bộ được cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông thuận tiện và hình thành các khu đô thị thông minh.
Để hình thành một đô thị thông minh, hạ tầng giao thông là yếu tố đặc biệt quan trọng. Quy hoạch Thủ đô nhấn mạnh Hà Nội sẽ phát triển đô thị lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở (hay còn gọi là mô hình TOD).
Phát triển theo mô hình TOD, các địa điểm đô thị tích hợp được thiết kế để mang con người, các hoạt động, tòa nhà và không gian công cộng lại với nhau. Sự phát triển đô thị theo mô hình TOD là dựa trên định hướng phát triển của hệ thống giao thông công cộng, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư, từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán.
Do vậy, Hà Nội sẽ phải thực hiện tốt công tác giãn dân để giảm tải cho nội đô, mở rộng các tuyến đường mới. Xây dựng đô thị theo mô hình TOD còn là giải pháp giúp giảm áp lực cơ học khi dân số tăng nhanh.
Giảm tải nội đô, mở rộng không gian đô thị, tăng khoảng xanh - đây là những giải pháp để giúp Hà Nội phát triển một cách bền vững. Và đó cũng chính là định hướng để Hà Nội xác định lấy sông Hồng làm trục cảnh quan trung tâm.
Việc đầu tư cải tạo các vị trí đất bỏ hoang trở thành những không gian xanh công cộng đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của đô thị Hà Nội, đem lại giá trị sống cho người dân.
Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường tiếp tục đánh giá tác động của 19 địa phương đã ban hành bảng giá đất điều chỉnh, đồng thời xem xét các địa phương khác tiếp tục áp dụng bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013.
Thực tiễn sau 5 tháng áp dụng, Nghị định 71 về định giá đất đang tạo ra nhiều rào cản pháp lý và khó khăn cho doanh nghiệp và các địa phương. Nhiều kiến nghị cho rằng, cần nghiên cứu thêm để điều chỉnh cho phù hợp.
Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu lãnh đạo các địa phương kiểm soát chặt chẽ việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
Cận Tết, nhiều mặt bằng khối đế chung cư tại các quận trung tâm Hà Nội như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Tây Hồ... dù treo biển cho thuê liên tục nhưng vẫn vắng khách.
Dịp cận Tết, trên các diễn đàn mua bán bất động sản trực tuyến xuất hiện nhiều thông tin đăng tải, rao bán tòa chung cư mini tại Hà Nội với mức giá từ 10-30 tỉ đồng.
0