Quy hoạch Thủ Đô - tầm nhìn mới, tư duy mới

Để đáp ứng yêu cầu phát triển, Hà Nội đang tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của thành phố, để cụ thể hóa Nghị quyết số 45 cũng như các nghị quyết mang tính chiến lược với mục tiêu mơ xa, nghĩ lớn, khát vọng vươn lên, tầm nhìn chiến lược, giải pháp thông minh, hành động quyết liệt, kết quả thực chất, phục vụ nhân dân.

Việc lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển Thủ đô, mà còn là đề xuất các định hướng phát triển mang tính dẫn dắt, lan tỏa cho cả vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước với nhiều mục tiêu thể hiện khát vọng phát triển ở phía trước. Đồng thời, việc lập  Quy hoạch Thủ đô cũng phải giải quyết hài hòa nhu cầu không gian phát triển của địa phương và các cơ quan Trung ương, các tổ chức trong và ngoài nước đóng trên địa bàn Hà Nội.  

Phát triển hạ tầng giao thông kết nối 4 phương thức vận tải và 5 kết nối vùng.

Quy hoạch thủ đô đưa ra mục tiêu tổng quát là Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; nơi hội tụ tinh hoa của cả nước và nhân loại; là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của đất nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Bên cạnh 6 nhiệm vụ trọng tâm, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định phương hướng phát triển các ngành quan trọng; Tổ chức không gian phát triển Thủ đô Hà Nội với 5 trục động lực; Phát triển hạ tầng giao thông kết nối 4 phương thức vận tải và 5 kết nối vùng.  

Từ nhiều năm nay, với Hà Nội, văn hóa và con người luôn được xác định là những nguồn lực đặc biệt, có tiềm năng vô cùng to lớn. Do vậy, trong quy hoạch thủ đô lần này, Thành phố giữ quan điểm xuyên suốt: văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng để phát triển Thủ đô.

Theo các chuyên gia, nếu ban hành được Khung chiến lược hành động để tích hợp, đây sẽ là cơ hội lớn để thu hút nguồn lực xã hội hóa trong xây dựng quy hoạch.  

Quy hoạch không phải là một sản phẩm mà là một quá trình. Đây là quan điểm được Bí thư thành ủy Hà Nội nhấn mạnh tại phiên họp thẩm định Quy hoạch Thủ đô Hà Nội. Theo đó, khi quy hoạch được thông qua, sẽ gợi mở, định hướng cho Thành phố những tầm nhìn mới, tư duy mới.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để thành phố Hà Nội triển khai xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển gắn với việc khai thác, huy động và sử dụng các nguồn lực trong thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự trở thành thành phố “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.  

Quy hoạch đưa ra 06 nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch, nổi bật là giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm các dòng sông, xử lý ô nhiễm môi trường các sông Nhuệ, sông Đáy để đảm bảo nguồn nước tưới an toàn cho nông nghiệp; giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng tại các khu vực đô thị, đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ cho các vùng địa hình thấp trũng; giải quyết căn bản tình trạng kẹt xe tại các cửa ngõ thành phố và tình trạng ùn tắc giao thông đô thị vào giờ cao điểm.  

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Tại kỳ họp chuyên đề ngày 19/11 vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội’’.

Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể đăng nhập iHanoi bằng tài khoản VNeID.

Sáng 22/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.