Quyết liệt thu thuế thương mại điện tử
Theo Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT là 1,98 triệu tỷ đồng; số thuế đã nộp gần 55.000 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ; có thêm 26 nhà cung cấp nước ngoài mới đăng ký, kê khai, nộp thuế tại Việt Nam.
Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, với doanh thu trên 100 triệu đồng/năm các doanh nghiệp đã phải thực hiện nghĩa vụ thuế.
Tuy nhiên, nhiều cá nhân và hộ kinh doanh nhỏ trên sàn TMĐT vẫn mơ hồ và loay hoay không biết hạch toán doanh thu để nộp thuế như thế nào. Hiện nay, phần mềm đồng bộ từ xuất hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền cho khách hàng đến gửi dữ liệu hóa đơn trực tiếp cho cơ quan thuế được cho là giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp.
Phía các sàn thương mại điện tử cũng có nhiều chính sách để hỗ trỡ cũng như yêu cầu doanh nghiệp cung cấp những thông tin cần thiết, đảm bao công tác thu thuế trên sàn TMĐT được thực hiện minh bạch, chính xác.
Bên cạnh nỗ lực kê khai thuế đúng và đủ của các doanh nghiệp, việc kết nối cơ sở dữ liệu từ các sàn Thương mại điện tử đến Bộ tài chính và các cơ quan liên quan được đánh giá là việc làm quan trọng và cần tiếp tục được đẩy mạnh để công tác quản lý, giám sát truy thu thuế được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Thuế Việt Nam cho biết: ''Việc kết nối này phải được thực hiện giữa các cơ quan, có được kết nối đó thì nắm bắt được doanh thu,… trong trường hợp nếu có hành vi trốn thuế thông qua dữ liệu từ các tài khoản tiến hành truy thu…''
Thất thu thuế trên lĩnh vực thương mại điện tử sẽ là yếu tố nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe kinh tế quốc gia. Với sự chia sẻ dữ liệu của các bộ ngành, đến nay, ngành thuế đã kiểm soát được hơn 8 tỷ lượt giao dịch thương mại điện tử với giá trị gần 72.000 tỷ đồng.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
0