Quyết nghị chính sách quan trọng, thiết thực, kịp thời

2023 là năm sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và các chương trình công tác lớn toàn khóa nhiệm kỳ 2020-2025. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, các nút thắt, điểm nghẽn, các khâu đột phá chiến lược để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt các cơ chế, chính sách, kịp thời, sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển của Thành phố.

Với vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, các quyết sách của HĐND các cấp Thành phố đã phát huy, đi vào cuộc sống, xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển văn minh - hiện đại.

Qua 4 kỳ họp trong năm 2023, HĐND Thành phố đã ban hành gần 80 nghị quyết với tỷ lệ thống nhất cao. Riêng kỳ họp thứ 14 thông qua tới 35 nghị quyết. Đây cũng là kỳ họp có số lượng nghị quyết được thông qua nhiều nhất từ trước đến nay. Trong đó có nhiều nghị quyết rất quan trọng, thiết thực về các cơ chế, chính sách, có tác động sâu rộng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội của Thành phố.

Có thể kể đến như Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Nghị quyết đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, các công trình trọng điểm; Nghị quyết sáp nhập thôn, tổ dân phố; Nghị quyết về hoàn thành đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, lập Quy hoạch Thủ đô; Nghị quyết về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030; Nghị quyết về Đề án thành lập quận Đông Anh, quận Gia Lâm; Nghị quyết về các biện pháp tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong tình hình mới,...

Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cũng được ban hành, đơn cử như nghị quyết về việc thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND Thành phố khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội; một số quy định chế độ hỗ trợ đặc thù của thành phố Hà Nội đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; chế độ chức danh, mức phụ cấp, mức hỗ trợ cho các lực lượng, cán bộ ở cấp xã, thôn, tổ dân phố; các cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo…; về mức chi cải tạo nhà xuống cấp, nhà hư hỏng; hỗ trợ tổ dân vận ở cơ sở.

Đặc biệt, HĐND TP cũng đã thông qua Nghị quyết về Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của TP Hà Nội giai đoạn 2022-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030. Việc ban hành đề án là hết sức cần thiết nhằm đánh giá toàn diện thực trạng công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công của Thành phố.

Hoạt động giám sát trực tiếp tại kỳ họp luôn được HĐND thành phố Hà Nội đề cao, bởi qua đó làm rõ các vấn đề dân sinh bức xúc, “truy” trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực phụ trách để cử tri cùng theo dõi, giám sát. 2 phiên chất vấn của HĐND thành phố về: Cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và quản lý nhà nước về giao thông đô thị được thực hiện chất lượng, hiệu quả. Kết thúc các phiên chất vấn, HĐND TP ban hành Nghị quyết chất vấn, điểm mới là kèm theo phụ lục các “cam kết”, “lời hứa”, lộ trình, thời gian hoàn thành, đồng thời định kỳ, thường xuyên theo dõi, kiểm đếm, đôn đốc theo hạn định đã cam kết.

Bước sang năm 2024, là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề hoàn hành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố và kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, bám sát chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, HĐND các cấp Thành phố tiếp tục triển khai nghiêm túc, kịp thời, xuyên suốt chủ trương, chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để tiếp tục là “điểm sáng”, “hình mẫu” trong tổ chức và hoạt động của HĐND các tỉnh, thành phố, góp phần tích cực vào phát triển Thủ đô ngày càng văn hiến, văn minh, hiện đại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 7/9, trao đổi với báo chí về tình hình ứng phó với cơn bão số 3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cho biết đã trực tiếp gọi điện chỉ đạo 30/30 bí thư quận, huyện, thị ủy tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, bằng mọi biện pháp phải tiếp tục theo sát tình hình để bảo đảm an toàn cho dân.

Công an thành phố (CATP) Hà Nội đề nghị người dân hạn chế đi lại trong thời gian cơn bão số 3 đi vào miền Bắc.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả mưa bão ngay trong đêm.

Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội đã dừng chạy để đảm bảo an toàn. Các tuyến xe buýt cũng đã dừng chạy.

Tính đến 15h chiều 7/9, đã có gần 540 cây xanh ở Hà Nội bị đổ, gãy do ảnh hưởng của bão số 3. Các cán bộ, công nhân Công ty Công viên cây xanh đã và đang nhanh chóng xử lý tại hiện trường.

Từ 20 giờ tối 7/9, bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, khoảng một tiếng sau đó tâm bão quét qua khu vực phía Bắc nội thành Hà Nội bao gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.