Rà soát dự án điện mặt trời từng bị thanh tra
Theo báo cáo của các địa phương, việc thực hiện kế hoạch Quy hoạch Điện VIII đang bị chậm, một phần do hơn 154 dự án liên quan đến kết luận thanh tra, điều tra chưa được các địa phương, Bộ Công Thương rà soát kĩ và đưa ra hướng xử lý.
Cụ thể, Bộ Công Thương được giao cùng các cơ quan công an rà soát kĩ, phân loại các dự án thành các nhóm gồm: vướng mắc pháp lý, vướng pháp lý nhưng có thể khắc phục. Đây là một bài toán khó giải quyết đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng: “Về nguyên tắc, rõ ràng không phát triển theo quy hoạch thì phải bỏ đi, nhưng đây lại là một tài sản rất lớn, nếu mà tháo đi thì hàng loạt chủ đầu tư bị phá sản. Bây giờ phải cân đối giải quyết cho từng dự án như thế nào cho phù hợp. Chỉ có thể giải quyết tình huống cho từng dự án chứ không có một cách xử lý chung cho tất cả”.
Bộ Công an đang rà soát kĩ 154 dự án điện mặt trời trong danh sách do Thanh tra Chính phủ chuyển sang. Cơ quan này phải đưa ra tiêu chí phân loại dự án theo vi phạm. Cụ thể, các dự án không vi phạm hình sự hoặc sai phạm, có thể khắc phục để làm tiếp, sẽ được nhà chức trách xem xét, đề xuất hướng xử lý.
Ông Lê Minh, chuyên gia năng lượng, cho rằng: “Về mặt chủ trương rất ổn, tức là chúng ta không hình sự hóa. Tuy nhiên để 154 dự án được bổ sung sang Quy hoạch điện VIII, đối với chuỗi các dự án điện gió, điện mặt trời, nếu không có vi phạm về mặt chủ chương là rất tốt”.
PGS.TS Nguyễn Thượng Lạng, giảng viên cao cấp Viện Thương mại và kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhận định: “Theo tôi nghĩ, những vướng mắc của các dự án năng lượng nên có giải pháp khắc phục sớm. Thậm chí có những chính sách đã lỗi thời, bởi vậy chúng ta nên mạnh dạn sửa đổi, thậm chí có thể cắt bỏ để mở đường cho một hệ thống năng lượng mới ra đời”.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ cuối năm ngoái, Bộ Công Thương duyệt bổ sung 154 dự án điện mặt trời vào quy hoạch không có căn cứ, cơ sở pháp lý. Trong đó, 123 dự án là nguyên nhân chính dẫn đến mất cân đối hệ thống, cơ cấu nguồn điện, lãng phí nguồn lực xã hội.
Ngoài 154 dự án điện mặt trời này, các tỉnh Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu được yêu cầu rà soát, bổ sung tài liệu liên quan 7 dự án điện gió vướng vi phạm.
Trong đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ, bà Bùi Thị Thanh Hương, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB), và ông Dương Thế Bằng, thành viên HĐQT, dự kiến chi hơn 1.000 tỷ đồng để mua gần 10% vốn ngân hàng.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa, 9.000 chợ truyền thống, 54.008 doanh nghiệp bán lẻ và 208.995 doanh nghiệp bán buôn. Do đó, việc hỗ trợ chuyển đổi số bán buôn và bán lẻ không thể chậm trễ và cần đẩy mạnh theo hướng đưa toàn bộ hoạt động bán buôn, các doanh nghiệp, tạp hóa, cửa hàng bán lẻ từ môi trường thực lên môi trường số để tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh số khác nhau, mang lại giá trị, hiệu quả cao hơn.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ, còn Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại 9 tháng năm nay đã vượt mốc 100 tỷ USD.
Sáng 22/11, giá vàng nhẫn trơn tăng thêm 500.000 đồng lên 86 triệu đồng, chỉ còn kém đỉnh cũ 3 triệu đồng một lượng.
Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong phiên 21/11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của Bitcoin xuất phát từ sự thay đổi sắp tới trong chính trường Mỹ, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử.
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.
0