Rác thải bủa vây đường đi bộ ven sông Tô Lịch

Dọc bờ sông Tô Lịch theo đường Láng, tuyến đường đầu tiên tại Hà Nội có đường dành riêng cho người đi bộ và đi xe đạp, đang biến thành nơi bán hàng và đổ rác.

Đường đi bộ biến thành nơi bán hàng.

Đường ven sông Tô Lịch bị rác thải thì bủa vây, lòng đường bị hàng quán trưng dụng, cộng với việc ô nhiễm môi trường đã khiến tuyến đường này đang dần xấu đi trong mắt người dân.

Rác bủa vây gây ô nhiễm môi trường.

Em Vũ Văn Công (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: ''Em thấy không thoải mái lắm, đi qua thấy nhiều xe rác bên cạnh, hơn nữa ở gần đây rất nhiều mùi hôi thối gây khó chịu cho cả người đi xe đạp lẫn người đi bộ''.

Một người đàn ông bỏ lại 6 bao rác thải xây dựng.

Anh Nguyễn Hồng Quân, nhân viên Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, cho biết: ''Nhiều người cứ đợi ban đêm là lại ra đổ. Rác thải sinh hoạt thì không nói, rác thải xây dựng thì nhiều lắm. Mỗi bao nặng lắm, bọn tôi không bê một mình được''.

Công nhân môi trường dọn thải xây dựng.

Bà Lê Thị Tám nói: ''Rác họ vứt ở mấy cái cây nhiều, ô nhiễm, cây này không lên được, hỏng hết cây, có lúc nó vứt cả chuột chết đủ các thứ, bẩn thỉu lắm''.

Anh Lê Tài Sỹ cho biết: ''Rác cứ để tràn thế này này, chó còn đi vệ sinh lung tung, nhiều người còn mang cả xe ra đổ rác thẳng ra luôn''.

Đường riêng giành cho người đi bộ trên đường Láng chưa phát huy hiệu quả, lại đang khiến nhiều người dân bức xúc.

TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cho rằng: ''Chúng ta phải xử lý quyết liệt, có thể do không có người quản lý nên người ta cứ đổ rác ra đó. Mục đích của chúng ta là để cho người dân đi tập thể dục, đi lại an toàn''.

Tuyến đường đi bộ mà đoạn nào cũng có rác...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với mục tiêu khắc phục hạn chế của mô hình truyền thống, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, Hà Nội đã và đang đẩy mạnh việc sắp xếp, tái cấu trúc bộ phận một cửa.

UBND thành phố thống nhất chủ trương triển khai ngay trong giai đoạn 2025 – 2030 bằng nguồn vốn đầu tư công các cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi.

Một trong những góc quan sát thú vị về quá trình đô thị hóa của Hà Nội chính là ngắm nhìn đường chân trời của đô thị từ nhiều hướng, ở đó chúng ta sẽ thấy sự thay đổi của Hà Nội, những biến đổi về quy hoạch kiến trúc cao tầng của Thủ đô.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.

Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhiều hoạt động tri ân các anh hùng liệt sỹ, chăm sóc thân nhân người có công với cách mạng đã được lực lượng cựu chiến binh Thủ đô nhân rộng.

Tại Liên hoan “Người con hiếu thảo” lần thứ II năm 2024, Thành đoàn - Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội đã tuyên dương 68 gương thanh thiếu nhi Thủ đô tiêu biểu về lòng hiếu thảo, lối sống tốt đẹp, trách nhiệm, có sức lan tỏa trong cộng đồng và xã hội.