Rộn ràng làng hoa Tích Giang vào Tết
Làng hoa cây cảnh Tích Giang những ngày này, những người nông dân không ngớt tay với các công việc chăm hoa, chăm cây.
Để có hoa phục vụ nhu cầu những ngày Tết, ngay từ đầu tháng 10 âm lịch, người dân nơi đây đã bắt đầu chuẩn bị mùa hoa Tết. Đặc biệt, khi bước sang tháng Chạp, công việc chăm sóc hoa càng tất bật hơn để đảm bảo hoa phát triển đúng độ, nở đều và đẹp đúng dịp Tết cổ truyền.
Hiện toàn bộ diện tích hoa đều sinh trưởng, phát triển tốt, rất nhiều khách hàng đã đặt mua. Trồng hoa, cây cảnh gắn với du lịch sinh thái, đang là mục tiêu xã Tích Giang hướng tới. Đề án đã được UBND huyện Phúc Thọ phê duyệt với tổng diện tích quy hoạch khoảng 140ha.
Tại huyện Đan Phượng có 60 ha đất nông nghiệp, trong đó có 27 ha trồng hoa đồng tiền – một loại hoa rất được ưa chuộng vào dịp tết với ý nghĩa tài lộc và may mắn.
Để có hoa thu hoạch vừa đúng vào dịp tết Nguyên Đán, Ông Ngô Xuân Thường tại xã Đồng Tháp, Huyện Đan Phượng cũng như nhiều hộ dân khác tại đây đã chuẩn bị từ vụ Thu. Hoa được trồng trong nhà kính cũng ít bị tác động của thời tiết hơn.
Năm nay, thời tiết khá phù hợp để trồng các loại hoa, cây cảnh Tết nên chất lượng hoa tốt hơn mọi năm, chủng loại phong phú, mẫu mã đa dạng. Nhiều lựa chọn nên thị trường hoa, cây cảnh năm nay được đánh giá là khá ổn định, với mức giá dao động từ 10.000 đồng/cây đến vài triệu đồng/chậu.
Với vườn hoa của anh Thảo tại huyện Mê Linh, theo xu thế của thị trường, anh đã trồng thêm nhiều giống hoa hồng mới như: hoa hồng Pháp, hoa hồng Hà Lan, hoa hồng Thái Lan... phục vụ nhu cầu khách hàng.
Nhờ chuyển dịch cơ cấu trồng hoa,cây cảnh nhiều hộ nông dân đã phát triển mô hình trồng hoa kiểng, hoa hồng thế, nâng cao thu nhập, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn. Với bà con nông dân, giai đoạn cuối năm rất bận rộn, mệt nhọc nhưng cũng gửi gắm vào đó nhiều kỳ vọng, mong ước về một vụ hoa được mùa, được giá.
Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.
Qua khảo sát của đoàn Hội đồng Thủ công thế giới, làng lụa Vạn Phúc, một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam với hơn 1000 năm tuổi, được đánh giá đủ yếu tố để tham gia mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên.
Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.
0