Rộn ràng Lễ hội vật đầu xuân

Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, người dân lại nô nức đi trẩy hội mùa xuân. Lễ hội vật diễn ra dịp đầu xuân được duy trì hàng năm thể hiện tinh thần yêu thể thao, trân trọng văn hóa truyền thống của tổ tiên, góp phần thúc đẩy phong trào thể thao quần chúng.

Khai hội từ hôm nay tới ngày 15/2 (tức mùng 6 Tết) người dân khắp mọi nơi lại trở về làng Mai Động để dự lễ hội vật truyền thống và tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh Tam Trinh.

Trong không khí hào hứng, sôi nổi, tiếng cổ vũ reo hò của người dân hòa cùng tiếng trống thúc giòn giã ngày khai mạc Lễ hội vật truyền thống. Trên sân đình Mai Động, những màn biểu diễn võ thuật, múa lân được người già, trẻ em, thanh niên trai tráng cùng hào hứng dõi theo và không quên vỗ tay tán thưởng.

Tương truyền, vật Mai Động có từ thời danh tướng Nguyễn Tam Trinh đến đây sinh cơ lập nghiệp. Ông dạy dân trong vùng đấu vật và mở các sới vật để người dân rèn luyện sức khỏe. Cũng dựa vào những sới vật đó, ông chiêu mộ những thanh niên trai tráng khỏe mạnh rồi xin hội quân đánh giặc với Hai Bà Trưng. Ông được dân làng Mai Động dựng đình thờ làm Thành Hoàng làng.

Hội vật làng Mai Động từ lâu đã có sức hấp dẫn đặc biệt và vẫn được gìn giữ đến ngày hôm nay. Dù cuộc sống đã nhiều đổi thay, nhưng hội vật làng đã trở thành nét truyền thống của người dân mỗi dịp đầu xuân, dù đi xa tới đâu , người dân vẫn luôn nhớ về sới vật truyền thống của vùng đất bên bờ Kim Ngưu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam vừa tái bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, được đánh giá một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Mông Cổ mang tên “Sông Thami trong xanh”.

Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.

Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.

Tiếp nối thành công của triển lãm "Showcasing Vietnam Art" tại Kuwait, nơi Ngô Đức Hoàng giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam ra bạn bè quốc tế, "Hồn dó" tiếp tục khai thác chất liệu giấy dó truyền thống để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.