Sân khấu truyền hình: Bước chuyển mình của nghệ thuật truyền thống
Tối 1/6, vở kịch "Tôi và chúng ta" được công diễn chính thức, mở màn chuỗi chương trình "Sân khấu truyền hình" do Đài Hà Nội phối hợp cùng Nhà hát Kịch Hà Nội dàn dựng. Đây là một sự kiện ý nghĩa, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của nghệ thuật sân khấu truyền thống trong thời đại số; không chỉ giúp nghệ thuật sân khấu trở nên gần gũi, dễ tiếp cận hơn với công chúng mà còn là một trải nghiệm chân thực, từ hình ảnh đến âm thanh.
Giờ đây, khi không thể đến được nhà hát, gia đình chị Võ Thị Ngọ Thủy (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn có thể thưởng thức trọn vẹn nội dung, cảm xúc của một vở kịch. Đây cũng là cơ hội hiếm hoi khi hai thế hệ trong gia đình cùng xem tác phẩm kinh điển của Lưu Quang Vũ, ngay tại ngôi nhà của mình.
Chị Võ Thị Ngọ Thủy chia sẻ: "Được biết Đài Hà Nội truyền hình trực tiếp vở kịch 'Tôi và chúng Ta', tôi rất mong chờ. Đây là một tác phẩm nổi tiếng của Lưu Quang Vũ, tôi chưa có cơ hội được xem trực tiếp trên sân khấu. Việc được xem vở kịch qua truyền hình là dịp để tôi cùng gia đình và tất cả mọi người có thể thưởng thức lại tác phẩm kinh điển này".
Em Vũ Minh Đức, con trai chị Thủy, cho hay: "Đây là lần đầu tiên em được xem kịch. Vì có truyền hình trực tiếp của Đài Hà Nội nên em đã ngồi xem cùng bố mẹ, không ngờ kịch hấp dẫn đến như vậy. Em nghĩ những chương trình trực tiếp thế này sẽ tiếp cận được thêm nhiều khán giả trẻ, nhất là chúng em sẽ hiểu hơn về những nghệ thuật truyền thống và từ đó có thêm niềm yêu thích với loại hình nghệ thuật này".
"Tôi và chúng ta" sau hơn 40 năm vẫn có tinh thần phản biện, thể hiện khát vọng sống, thay đổi trong xã hội Việt Nam thời đổi mới, phù hợp với bối cảnh xã hội đang từng bước hội nhập và phát triển bền vững. Phiên bản mới 2025 không chỉ tái hiện một cách trung thực tinh thần dũng cảm, dấn thân của Lưu Quang Vũ, mà còn mang đến một góc nhìn mới mẻ, đậm chất thời đại 4.0.
Sự kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn sống động và kỹ thuật ghi hình hiện đại của Đài Hà Nội giúp vở diễn không chỉ chạm vào trái tim khán giả trong khán phòng Rạp Công Nhân, mà còn truyền tải trọn vẹn cảm xúc đến người xem trên sóng truyền hình và các nền tảng số.
Sau vở kịch mở màn "Tôi và chúng ta", chương trình "Sân khấu truyền hình" của Đài Hà Nội tiếp tục mang đến các vở diễn kinh điển cũng như tác phẩm mới về xã hội hôm nay, với các loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, cải lương, tuồng… tạo ra một không gian sân khấu phong phú và đa chiều.
Chương trình sẽ được phát sóng định kỳ hàng tháng, đưa tinh thần của sân khấu sống lại, lan tỏa và tiếp tục thắp sáng những giá trị văn hóa đích thực trong lòng công chúng hôm nay.


Đằng sau bức tranh thị trường phim kinh dị Việt sôi động là những băn khoăn: liệu đây có phải tín hiệu phát triển thật sự, hay chỉ là cuộc đua ngắn hạn vì lợi nhuận?
Nam diễn viên Trần Phong từng nổi tiếng với "Mắt biếc", hiện đang dự định trở thành một đạo diễn trong tương lai gần.
Hai đêm concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là cơ hội để các "anh tài" tỏa sáng mà còn minh chứng cho sự phát triển của công tác tổ chức concert tại Việt Nam.
Phương Mỹ Chi tiếp tục có thành tích ấn tượng trong hành trình lan tỏa âm nhạc Việt đến sân khấu cuộc thi Sing! Asia 2025.
Đêm thi thứ ba của Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 có chủ đề “Hành trình kết nối”, là một hòa nhịp của pháo hoa và trái tim từ hai nền văn hóa xa xôi - Canada và Trung Quốc.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung ghi dấu ấn trong lòng khán giả thời gian qua với nhiều ca khúc mang đậm tinh thần quê hương, đất nước.
0