Sản xuất bền vững, giải pháp cho khí hậu

Việc chuyển đổi hệ thống sản xuất nông sản, thực phẩm để chúng bền vững hơn trong khi vẫn đảm bảo an ninh lương thực là trọng tâm để giải quyết biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường lớn như mất đa dạng sinh học và suy thoái đất.

Phát ngôn được đưa ra trước khi ba Hội nghị thượng đỉnh quan trọng về khí hậu và môi trường của Liên hợp quốc diễn ra, bao gồm cuộc họp thường niên về biến đổi khí hậu (COP29). Trong ba sự kiện này, những người ủng hộ FAO đặt các giải pháp hệ thống nông sản thực phẩm làm trọng tâm nhằm giải quyết biến đổi khí hậu trong khi vẫn bảo vệ sinh kế của người dân ở nông thôn.

Theo báo cáo của Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), ngành nông nghiệp và thực phẩm chiếm khoảng 21 - 37% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Các hoạt động như canh tác, chăn nuôi, sử dụng phân bón hóa học và xử lý chất thải đều góp phần vào việc phát thải khí CO2, methane và N2O. Việc chuyển đổi sang các hệ thống nông sản thực phẩm bền vững, bao gồm nông nghiệp hữu cơ, canh tác thông minh với khí hậu và cải thiện quản lý chất thải, có thể giúp giảm lượng phát thải này một cách đáng kể.

Chuyển đổi sang hệ thống nông sản thực phẩm bền vững để giải quyết biến đổi khí hậu.

Ông Kaveh Zahedi, người đứng đầu bộ phận khí hậu của FAO cho biết: “Nếu không có các giải pháp hệ thống nông sản thực phẩm, chúng ta sẽ không thể đạt được các mục tiêu toàn cầu về đa dạng sinh học, về biến đổi khí hậu và Thỏa thuận Paris, hoặc các mục tiêu giảm suy thoái đất mà các quốc gia đã đặt ra cho mình".

Ông Zahedi nói rằng hợp tác quốc tế, công nghệ và tài chính là ba yếu tố quan trọng để mở rộng các giải pháp hệ thống nông sản thực phẩm; nhấn mạnh FAO sẽ đảm bảo nguồn tài chính đến được với những người bảo vệ đất đai, vì đó là sinh kế của họ.

Hơn 40% dân số thế giới dễ bị tổn thương trước tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu. Báo cáo Tình hình an ninh lương thực và dinh dưỡng trên thế giới (SOFI) cho thấy khoảng 733 triệu người phải đối mặt với nạn đói vào năm 2023. Đến năm 2050, có thể có tới 10% diện tích đất trồng trọt và chăn nuôi chính sẽ không còn phù hợp do biến đổi khí hậu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thổ Nhĩ Kỳ đang chấn động với vụ tấn công gây thương vong lớn nhằm vào trụ sở của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không (TUSAS) gần thủ đô Ankara, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 22 người khác bị thương.

Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc đảng Công nhân người Kurd (PKK), tổ chức bị cấm hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ, đứng sau vụ tấn công chết người tại trụ sở của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ TUSAS ở thủ đô Ankara.

Hôm nay (24/10) là ngày cuối cùng của Hội nghị cấp cao Nhóm Các nền kinh tế mới nổi (BRICS) 2024, diễn ra tại thành phố Kazan của Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chủ trì một phiên họp toàn thể theo định dạng mở rộng, có sự tham dự của các lãnh đạo và đại điện gần 40 quốc gia cùng người đứng đầu các tổ chức đa phương.

Mỗi năm, Hàn Quốc ghi nhận hàng ngàn "cái chết cô đơn", chủ yếu là những người già sống một mình. Đây là vấn đề gây “đau đầu” cho chính quyền Seoul phải nỗ lực giải quyết.

Hãng sản xuất xe điện Tesla của Mỹ vừa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 vượt mọi ước tính của các nhà phân tích. Ngay lập tức, cổ phiếu của hãng đã tăng 12%, giúp vốn hóa thị trường tăng thêm 80 tỷ USD.

Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cảnh báo nợ hộ gia đình ở Nhật Bản đang tăng nhanh hơn thu nhập giữa lúc giá nhà tăng vọt, làm dấy lên lo ngại về khả năng duy trì các khoản thanh toán của người vay khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) cân nhắc tiếp tục tăng lãi suất.