Sản xuất xanh ở Nhật Bản và bài học cho Việt Nam

Phát triển xanh là phát triển kinh tế quan tâm đến vấn đề môi trường và tài nguyên. Đây là xu hướng phát triển kinh tế bền vững được các doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm và hướng tới.

TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, do vậy, địa phương này có nhiều điều kiện để học tập kinh nghiệm các nước đã thành công về kinh tế xanh.

Để có thể tạo ra sản phẩm mỳ an toàn cho sức khỏe, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, Công ty K - Products đã lựa chọn ứng dụng công nghệ retort không chất bảo quản thực phẩm của Nhật Bản.

Các sản phẩm ăn liền được áp dụng công nghệ tiệt trùng.

Đây là công nghệ tiệt trùng sử dụng nhiệt độ cao áp suất cao giúp vừa làm chín sản phẩm vừa tiêu diệt vi sinh vật và ngăn ngừa khả năng tái nhiễm. Hiện nay sản phẩm mỳ, phở ăn liền của doanh nghiệp này đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc...

Không chỉ các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh phát triển ý tưởng sản xuất xanh từ việc học tập công nghệ của Nhật Bản, những doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào TP Hồ Chí Minh cũng tạo ra xu hướng xanh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Từ đó tạo ra làn sóng sản xuất xanh cho các doanh nghiệp hoạt động chung trong cùng lĩnh vực.

Công ty BANDO là thương hiệu số một tại thị trường Nhật Bản với hơn 110 năm kinh nghiệm sản xuất dây curoa. Hiện tại, doanh nghiệp này là một trong những đơn vị cung ứng 80% số lượng phụ tùng xe máy tại Việt Nam cho tập đoàn Honda.

Công ty BANDO chuyên sản xuất dây curoa

Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp này đã đẩy mạnh thay đổi dây chuyền, cải biến chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn xanh.

Ông Ikoma Koji – Giám đốc Điều hành công ty BANDO cho biết: "Hiện tại thì đối tác chiến lược của chúng tôi là công ty Honda Việt Nam, với mục tiêu của họ là loại bỏ khí thải, hướng tới phát triển xanh, chúng tôi ủng hộ ý tưởng đó của họ. Do vậy các sản của chúng tôi cung cấp cho Honda đều được áp dụng công nghệ sản xuất để giảm khí thải, với mục tiêu là 3% so với công nghệ cũ".

Hiện nay, các doanh nghiệp Nhật Bản đang chiếm 10% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại TP Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp này không chỉ có thế mạnh về tài chính mà còn quan tâm đến việc phát triển kinh tế gắn với bền vững, thân thiện với môi trường.

Việc đầu tư vào Việt Nam nói riêng và TP Hồ Chí Minh cũng tạo nhiều điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội được tận dụng những kiến thức, công nghệ về sản xuất và thay đổi tư duy, nhận thức về sản xuất xanh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.