Sàng lọc phát hiện sớm một số bệnh cho trẻ sơ sinh

“Sàng lọc trước sinh và sơ sinh” là chương trình đang được TP. Hà Nội đẩy mạnh, thực hiện từ các bệnh viện tuyến huyện có chuyên khoa sản, nhằm nâng cao chất lượng dân số.

Các sản phụ sẽ được các bác sỹ và hộ lý hướng dẫn thực hiện chương trình "Sàng lọc sơ sinh" ngay sau khi sinh con 1 ngày. Em bé được lấy máu tại gót chân để xét nghiệm, sàng lọc sớm các bệnh lý và rối loạn chuyển hóa. Nếu phát hiện có bất thường, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị kịp thời, hạn chế các rối loạn về thể chất và tinh thần, giảm thiểu tỷ lệ bệnh sơ sinh cũng như gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Sản phụ Nguyễn Thị Thu (xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất) chia sẻ: "Được bác sĩ tư vấn, gia đình chị đã tham gia chương trình sàng lọc sau sinh. Con được kiểm tra sáng lọc các loại bệnh và được miễn phí hoàn toàn nên gia đình rất yên tâm".

Em bé được lấy máu tại gót chân để xét nghiệm, nhằm sàng lọc sớm các bệnh lý và rối loạn chuyển hóa.
Em bé được lấy máu tại gót chân để xét nghiệm, nhằm sàng lọc sớm các bệnh lý và rối loạn chuyển hóa.

Mang thai là khoảng thời gian vừa kỳ diệu nhưng cũng mang theo nhiều lo lắng. Để khởi đầu cho chuyến đi ý nghĩa nhất trong hành trình làm mẹ, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ bầu cũng nên biết về những phương pháp sàng lọc trước sinh để có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi khỏe mạnh: siêu âm vào các thời điểm tuần thứ 12, 22 và 32.

Bác sĩ Nguyễn Tiến ThànhKhoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất cho biết: "Khi thực hiện sàng lọc trước sinh sẽ kiểm tra hình thái, phát hiện các biểu hiện bất thường và xử trí; thời điểm từ 24-28 tuần sẽ kiểm tra tiểu đường thai kỳ, những biểu hiện bất thường của mẹ; thời điểm 32 tuần sẽ sàng lọc những bất thường cuối cùng mà giai đoạn đầu chưa phát hiện được".

Sàng lọc trước sinh là việc làm cần thiết để đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi, vì hoạt động này có thể đánh giá nguy cơ dị tật thai nhi. Xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh giúp xác định nguy cơ thai nhi bị dị tật về nhiễm sắc thể như: hội chứng Down, hội chứng Edwards, hội chứng Patau, đột biến mất đoạn NST, đột biến NST giới tính,… Nếu kết quả của các xét nghiệm này cho thấy nguy cơ cao thì thai phụ cần thực hiện các kiểm tra khác như chọc ối, sinh thiết, gai rau,… để xác định chính xác liệu thai nhi có bị dị tật hay không.

Thống kê cho thấy, có khoảng 2-3% trẻ em sinh ra mắc phải các dị tật bẩm sinh và rất nhiều trong số những căn bệnh này ảnh hưởng đến hết cuộc đời của bé. Vì vậy, các mẹ bầu và sản phụ cần tìm hiểu kỹ để nắm những kiến thức khoa học cần thiết để thực hiện thăm khám và tham gia các chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh mà thành phố Hà Nội đang áp dụng và thực hiện rất hiệu quả.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.

Tuần qua, Trung tâm Thẩm mỹ - Bệnh viện Trung ương quân đội 108 tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân nữ 25 tuổi ở Hà Nội bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.

Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.

Hôm qua (19/12), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiếp tục khai trương thêm một bệnh viện đa khoa hiện đại điều trị hiếm muộn tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong hôm nay (19/12), cả 4 bệnh nhân trong vụ cháy quán cà phê ở quận Bắc Từ Liêm đều sẽ được chuyển sang Viện bỏng Lê Hữu Trác.

Sáng 18/12, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức tái khám miễn phí cho toàn bộ các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini xảy ra vào tháng 9/2023 ở Khương Hạ (quận Thanh Xuân), để theo dõi sức khỏe và đánh giá những di chứng do ngạt khói ở những bệnh nhân nặng.