Sáng mãi ngọn lửa 'Ba sẵn sàng'
Tối 9/8, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Khát vọng tuổi trẻ - Sáng mãi ngọn lửa Ba sẵn sàng”.
Đại biểu tham dự chương trình có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy; Chủ tịch Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam Vũ Trọng Kim; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; các lãnh đạo trung ương, thành phố; các nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia phong trào “Ba sẵn sàng" cùng hơn 2.500 đoàn viên, thanh niên Thủ đô.
Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh H1, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội với hình thức tiếp sóng giữa hai điểm cầu tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám và Nhà Ga xe lửa Gia Lâm.
Chương trình là khúc tráng ca hào hùng, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy tự hào của tuổi trẻ Thủ đô nói riêng và tuổi trẻ cả nước nói chung.
Cách đây tròn 60 năm, đêm mùng 9/8/1964 đã đi vào lịch sử phong trào thanh niên Thủ đô như một dấu son tự hào của tuổi trẻ. Ngày mà hàng vạn thanh niên xuống đường diễu hành ngay trong đêm tại Quảng trường Nhà hát thành phố (nay là Quảng trường Cách mạng tháng Tám), ghi tên tình nguyện xung phong ra trận, dõng dạc hô vang lời thề Ba sẵn sàng.
Thông qua chương trình, tuổi trẻ Thủ đô cũng thể hiện niềm tự hào, đồng thời là lời hứa quyết tâm viết tiếp những bản hùng ca, tổ chức hiệu quả các phong trào hành động cách mạng; từ đó truyền cảm hứng, khơi dậy những khát vọng cao đẹp trong mỗi bạn trẻ, xung phong đảm nhiệm khâu khó, việc mới, góp phần xây dựng Thủ đô, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Trong khuôn khổ chương trình, Ban Tổ chức dành tặng các nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia phong trào Ba sẵn sàng có mặt tại hai điểm cầu những món quà tri ân ý nghĩa.
Mực sông Hồng trong những ngày qua lên cao, khiến hơn 30ha đất trồng đào, quất tại Phú Thượng, Tây Hồ chìm trong nước lũ. Những gia đình trồng đào, quất tại đây không khỏi xót xa vì vụ đào, quất năm nay xác định bị thiệt hại năng, thậm chí mất trắng.
Khu đô thị Nam đường 32 thuộc xã Đức Giang, huyện Hoài Đức hiện vẫn đang trong tình trạng ngập úng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Nhằm sớm khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn thành phố, ngoài đơn vị chuyên nghiệp của công ty công viên cây xanh, còn có rất nhiều lực lượng hỗ trợ để thu dọn, vận chuyển cây xanh bị gãy đổ trên các tuyến đường phố của Thủ đô.
Tại khu vực huyện Chương Mỹ, người dân đang phải chịu cảnh lũ chồng lũ. Sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền đã giúp bà con có nơi tránh trú an toàn, đảm bảo đời sống và sinh hoạt.
Mực nước sông Hồng đã xuống mức báo động1 từ 14h40 chiều hôm nay (13/9). Nước rút nhanh, nhiều hộ dân ở ngoài đê sông Hồng vui mừng bởi được trở về dọn dẹp nhà cửa.
Bên cạnh sự tàn phá và gây nhiều hậu quả, những trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 3 dường như cũng mang lại một vài tác động tích cực. Dòng chảy trong xanh của sông Tô Lịch ở Hà Nội có lẽ là một trong những điều tích cực hiếm hoi mà bão lũ mang lại. Video do phóng viên Đài Hà Nội ghi nhận hôm nay, 13/9.
0