Sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn
Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội kết hợp trực tuyến tới hơn 14.500 điểm cầu trong cả nước, với 1,3 triệu đại biểu tham dự. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Dự hội nghị có: Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú.
Đại biểu thành phố Hà Nội dự ở điểm cầu Trung ương có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài. Dự tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội có Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND thành phố.
Báo cáo tại hội nghị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết các cơ quan đang nghiên cứu đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cụ thể:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến sẽ sáp nhập với Bộ Tài chính; Giao thông Vận tải sáp nhập với Xây dựng. Bộ Thông tin và Truyền thông sáp nhập với Bộ Khoa học và Công nghệ để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ, chuyển đổi số; chuyển một số nhiệm vụ khác về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sáp nhập với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về nông nghiệp, tài nguyên môi trường; chuyển một số nhiệm vụ khác về các bộ và các cơ quan liên quan.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ kết thúc hoạt động, chuyển nhiệm vụ về Bộ Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc, các cơ quan có liên quan.
Ngoài ra, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng sẽ kết thúc hoạt động, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, các bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan. Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Việt Nam kết thúc hoạt động, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan. Ban Tôn giáo Chính phủ chuyển về Ủy ban dân tộc, thành lập Ủy ban Dân tộc - Tôn giáo.
Hai Viện Hàn lâm khoa học và hai đại học quốc gia sẽ được nghiên cứu, đề xuất sắp xếp để đảm bảo hiệu quả, phát huy tốt nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo. Học viện Hành chính quốc gia cũng được nghiên cứu sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Mô hình tổng cục trực thuộc các bộ sẽ nghiên cứu kết thúc hoạt động, trước hết là sắp xếp các đơn vị như Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng cục Thi hành án dân sự, Tổng cục Quản lý thị trường, chi nhánh ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố; tiếp tục xem xét sắp xếp mô hình tổ chức một số đơn vị bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV sẽ kết thúc hoạt động, chuyển chức năng nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam; nghiên cứu tiếp tục sắp xếp các cơ quan báo chí của các Bộ, ngành.
Trưởng Ban tổ chức Trung ương cho biết: cơ quan chức năng cũng đang nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trong đó, các cơ quan sáp nhập gồm: Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Ủy ban Xã hội và Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Pháp luật.
Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội sẽ kết thúc hoạt động, chuyển nhiệm vụ về Bộ Ngoại giao, các Ủy ban khác và Văn phòng Quốc hội.
Ban Dân nguyện sẽ chuyển thành Ban Giám sát và Dân nguyện. Mô hình Tổng thư ký, Ban thư ký Quốc hội sẽ được nghiên cứu tinh gọn. Các vụ chuyên môn của Văn phòng Quốc hội được chuyển về các Ủy ban của Quốc hội và Thường vụ Quốc hội.
Viện Nghiên cứu Lập pháp kết thúc hoạt động, chuyển chức năng về các cơ quan khác. Truyền hình Quốc hội kết thúc hoạt động và chuyển chức năng về Đài truyền hình Việt Nam.
Trưởng Ban Tổ chức Trung Ương Lê Minh Hưng cho biết các cơ quan đang nghiên cứu đề xuất sáp nhập với các tổ chức Đảng. Cụ thể:
Sẽ nghiên cứu sáp nhập Ban Tuyên giáo Trung ương vào Ban Dân vận Trung ương; kết thúc hoạt động Ban Đối ngoại Trung ương, chuyển nhiệm vụ chính về Bộ Ngoại giao và một phần về Văn phòng Trung ương Đảng.
Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương kết thúc hoạt động, chuyển nhiệm vụ về Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Y tế, một số bệnh viện Trung ương.
Hội đồng Lý luận Trung ương, Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Hội đồng Khoa học Trung ương sẽ chuyển về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Các Tạp chí thuộc các ban Đảng sẽ chuyển chức năng, nhiệm vụ về Tạp chí Cộng sản. Tạp chí Cộng sản sẽ là cơ quan nghiên cứu, tuyên truyền lý luận chính trị của Ban Chấp hành Trung ương. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ kết thúc hoạt động, chuyển chức năng về Báo Nhân dân. Truyền hình Nhân dân kết thúc hoạt động, chuyển chức năng nhiệm vụ về Đài Truyền hình Việt Nam.
Báo Nhân dân được xây dựng thành cơ quan ngôn luận của Trung ương, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân, tập trung vào báo in, báo điện tử và được ngân sách đảm bảo.
Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương sẽ kết thúc hoạt động, lập Đảng bộ các cơ quan Đảng, cơ quan Tư pháp Trung ương trực thuộc Trung ương, gồm các tổ chức Đảng trong các ban Đảng, cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tại Văn phòng Trung ương Đảng.
Đảng ủy Khối các doanh nghiệp Trung ương sẽ được nghiên cứu kết thúc hoạt động. Các tổ chức Đảng của tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại Nhà nước chuyển về trực thuộc Đảng Chính phủ và một số bộ chuyên ngành tùy theo quy mô, tính chất.
Ban cán sự Đảng Chính phủ kết thúc hoạt động, lập Đảng bộ Chính phủ trực thuộc Trung ương, gồm các tổ chức Đảng trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và một số đảng bộ tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại Nhà nước.
Đảng đoàn Quốc hội kết thúc hoạt động, lập Đảng bộ Quốc hội trực thuộc Trung ương gồm các tổ chức Đảng trong các cơ quan thuộc khối Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước.
Với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, sẽ được rà soát hoạt động theo hướng tinh gọn, sáp nhập, kết thúc hoạt động; chỉ giữ lại những cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ cần thiết.
Các báo, tạp chí trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội sẽ được rà soát, sắp xếp theo hướng sáp nhập, kết thúc một số hoạt động của báo, tạp chí không thật sự cần thiết.
Với địa phương, các cấp ủy chỉ đạo đề xuất sáp nhập, giải thể một số ban, cơ quan, ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện; cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh, huyện tương tự ở Trung ương.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, các cấp, ngành triển khai, hoàn thành tổng kết và gửi báo cáo về Ban Chỉ đạo trước ngày 31/12/2024; xây dựng báo cáo tổng kết, tổ chức các hội nghị, hội thảo xin ý kiến lãnh đạo, cấp ủy, tổ chức Đảng, chuyên gia, nhà khoa học và khảo sát một số địa phương, đơn vị trước ngày 15/2/2025.
Ban Chỉ đạo hoàn thiện báo cáo tổng kết trình Bộ Chính trị trước ngày 28/2/2025 để trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (dự kiến trung tuần tháng 3) để xem xét thông qua.
Tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề “Giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế”, mà cụ thể là thông qua cách thức tổ chức và kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề “Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025”. Về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tập trung thực hiện ba đột phá chiến lược, nhất là về thể chế; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh không cần thiết, gây phiền hà, sách nhiễu cho người dân, doanh nghiệp.
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, tình trạng các đối tượng giả mạo nhân viên nền tảng xem phim trực tuyến Netflix, gửi thư điện tử, thông báo tài khoản của người xem bị đình chỉ tạm thời, sau đó lừa đảo nạn nhân cập nhật thông tin hoặc thay đổi phương thức thanh toán đang diễn ra ngày càng phổ biến.
Ghế an toàn sẽ giúp giảm rất lớn nguy cơ tử vong hay chấn thương nghiêm trọng cho trẻ trong trường hợp không may xảy ra tai nạn. Không chỉ vậy, việc sử dụng ghế an toàn còn giúp trẻ hình thành thói quen ngồi đúng tư thế, bảo vệ cột sống và phát triển xương khớp một cách khỏe mạnh.
Hiện nay, trên thế giới đã có 97 quốc gia quy định thành luật về ghế an toàn cho trẻ em. Việc luật hóa vị trí ngồi và dùng ghế chuyên dụng giúp trẻ em được bảo vệ tốt hơn khi tham gia giao thông.
Quy định về thiết bị an toàn trên xe ô tô tại Việt Nam được cho là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho trẻ. Sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô đạt chuẩn có thể giúp giảm phần lớn vụ trẻ em bị chấn thương đặc biệt nghiêm trọng trên ô tô khi chẳng may xe gặp tai nạn giao thông.
Tình trạng tài sản dôi dư không được khai thác sử dụng, xuống cấp nặng nề đang diễn ra tại nhiều địa phương. Nguyên nhân là do còn có những khó khăn vướng mắc trong quy trình xử lý nhà đất công sản. Bộ Tài chính cần quy định cụ thể thời gian bàn giao các trụ sở không còn sử dụng.
Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 diễn ra vào sáng 2/12 tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các địa phương tiếp tục phát huy hiệu quả đạt được, tăng tính chủ động, tự lực, tự cường trong phát triển, phải giảm chi phí logistics trong GDP của đất nước xuống 15% và phấn đấu nâng quy mô của logistics trong GDP đạt con số 20%.
0