Sát cánh cùng người dân khắc phục hậu quả bão số 3

Trong suốt nhiều ngày qua, lực lượng công an và chính quyền địa phương phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, đã đồng hành, sẻ chia với những mất mát của bà con và hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão.

Khu vực ven sông Hồng là vựa đào, quất nổi tiếng từ nhiều năm nay của Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên chỉ sau vài ngày chịu ảnh hưởng của bão, hơn 100ha hoa màu giờ chỉ còn là một bãi đất hoang tàn.

Bà Phạm Thị Mật (tổ 16, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) chia sẻ: “Trồng đào có một đặc trưng là khi ngập nước khoảng 1-2 ngày thì có thể vẫn còn cứu vãn được. Nhưng nước ngập cao qua ngọn cây đào thì không thể sống được. Bên cạnh đó, với hàng ngàn cây đào như vậy thì không có chỗ để chứa”.

Nhận diện mức độ nghiêm trọng của cơn bão số 3, Công an phường Phú Thượng phối hợp với chính quyền địa phương đã chủ động triển khai các phương án di dời để kịp thời ứng phó từ trước, trong và sau khi cơn bão xảy ra. Gần một tuần, lực lượng công an đã dầm mình trong nước sông Hồng để hỗ trợ người dân ứng phó với bão lũ. Đến khi nước rút, các đồng chí công an phường Phú Thượng lại tiếp tục lội bùn để rà soát, đếm cây, động viên bà con khắc phục hậu quả sau bão.

Công an phường Phú Thượng lội bùn để rà soát, đếm cây, động viên bà con khắc phục hậu quả sau bão.

Trung tá Phạm Văn Vinh, Phó Trưởng Công an phường Phú Thượng, cho biết: “Lực lượng công an cùng với ủy ban chủ động bám sát địa bàn, rà soát các hộ bị thiệt hại để lên phương án hỗ trợ như vay vốn xóa đói giảm nghèo”.

Nhờ công tác rà soát nhanh chóng, kịp thời của lực lượng cảnh sát khu vực, chính quyền địa phương đã vận động ủng hộ, kịp thời hỗ trợ tiền và vật chất đến người dân, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Theo nhiều người dân, có lẽ phải mất đến 3 năm, 5 năm nữa, vùng đào tại khu vực sông Hồng mới có thể trở lại như trước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo kết quả đánh giá năm 2024 của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong 39 ứng dụng ngân hàng, ví điện tử Việt Nam, vẫn có 17 ứng dụng triển khai bảo mật chưa chặt chẽ (chiếm 44%).

Thành phố Hà Nội đã triển khai mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" từ ngày 4/12, nhằm hướng tới xây dựng văn hoá giao thông thông minh, an toàn cho người dân Thủ đô.

Trên tinh thần chủ động tiết kiệm điện, các doanh nghiệp đã ứng dụng nhiều giải pháp để tiết kiệm điện mà vẫn không ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất như ứng dụng công nghệ, sử dụng thay điện mặt trời.

Luật Thủ đô được thông qua đã và đang tạo điều kiện thuận lợi để mô hình du lịch nông nghiệp khai thác tối đa lợi thế vùng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân Thủ đô dịp cuối tuần.

Hội nghị nghiên cứu, quán triệt được tổ chức trực tiếp từ điểm cầu trụ sở Thành ủy Hà Nội và trực tuyến đến 747 điểm cầu toàn thành phố với hơn 54 nghìn cán bộ, đảng viên tham dự.

Sáng 6/12, diễn đàn “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã thu hút hơn 40 tham luận khoa học, nhằm thúc đẩy tuyên truyền, nâng cao nhận thức sâu rộng về phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.