Sau nghỉ lễ 2/9, giá xăng liệu có tăng?

Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (5/9) được dự báo tăng lần thứ 6 liên tiếp. Theo đó, giá xăng có thể tăng từ 450-600 đồng/lít, còn giá dầu có khả năng tăng từ 400-700 đồng/lít.

Thay vì điều chỉnh vào ngày 1/9 như định kỳ, do trùng dịp nghỉ lễ 2/9 nên giá xăng dầu bán lẻ trong nước sẽ được điều chỉnh lùi sang ngày 5/9. 

Tại thị trường trong nước, lãnh đạo một số doanh nghiệp xăng dầu cho biết, do giá dầu thế giới có xu hướng tăng cao, giá xăng thành phẩm trên thị trường Singapore cũng tăng nên giá xăng trong nước vào ngày mai có thể tăng theo.

Trong kỳ điều hành ngày mai, giá xăng trong nước có thể tăng từ 450-600 đồng/lít tùy loại, giá dầu có khả năng tăng 400-700 đồng/lít. Còn nếu liên Bộ Công Thương - Tài chính trích Quỹ bình ổn, giá bán lẻ xăng dầu trong nước vào ngày mai có thể tăng nhiều hơn.

Giá xăng trong nước vào ngày mai có thể tăng tiếp. Ảnh minh họa

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 24 lần điều chỉnh, trong đó có 14 lần tăng, 7 lần giảm và 3 lần giữ nguyên.

Tại kỳ điều chỉnh gần đây nhất (ngày 21/8), giá xăng được điều chỉnh tăng, còn giá dầu giảm nhẹ. Theo đó, giá xăng E5 tăng 510 đồng/lít, lên 23.330 đồng/lít. Giá xăng RON 95 tăng 610 đồng/lít, giá là 24.600 đồng/lít.

Ngược lại, giá dầu diesel giảm 70 đồng/lít, giá xuống 22.350 đồng/lít. Giá dầu hỏa tăng 420 đồng/lít, giá bán là 22.309 đồng/lít. Giá dầu mazut không cao hơn 17.981 đồng/kg, tăng 313 đồng/kg.

Tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương - Tài chính không trích lập Quỹ bình ổn giá đối với tất cả mặt hàng xăng dầu và tiếp tục không chi quỹ đối với các mặt hàng xăng, dầu diesel, dầu hỏa, dừng chi quỹ với mặt hàng dầu mazut.

Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu gần đây có xu hướng tăng cao.

Tuần qua, giá xăng dầu thế giới đánh dấu tuần tăng mạnh sau 2 tuần giảm liên tiếp. Giá của 2 loại dầu chuẩn kết tuần qua đã lên mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Tính chung trong cả tuần qua, giá dầu Brent tăng 5,5% và giá dầu WTI tăng 7,2%.

Còn tính trong cả tháng 8, giá dầu WTI đã tăng 2,2%, giá dầu Brent tăng 1,5%. Tháng vừa qua cũng đánh dấu chuỗi tăng tháng thứ 3 liên tiếp.

Đến sáng nay, giá dầu thế giới tiếp tục tăng. Theo dữ liệu từ Oilprice, lúc 8h05' ngày 4/9 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 88,78 USD/thùng, tăng 0,23 USD, tương đương 0,26% so với phiên liền trước. Giá dầu WTI ở mức 85,89 USD/thùng, tăng 0,34 USD, tương đương 0,4% so với phiên liền trước.

Giá xăng dầu thế giới tăng nhanh chủ yếu do dự trữ dầu của Mỹ giảm mạnh và lo ngại nguồn cung sẽ thắt chặt hơn.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong giai đoạn chuyển đổi và phát triển của nền kinh tế, các quốc gia thuộc nhóm nền kinh tế mới nổi đang ngày càng gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu và mở cửa cho dòng vốn đầu tư nước ngoài. Việc cải thiện hoạt động kế toán tại các thị trường này là một bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, từ đó thúc đẩy thị trường phát triển bền vững và ổn định.

Sáng 25/11, sau khi chạm mức cao nhất trong ba tuần vào đầu phiên, giá vàng tại châu Á đã giảm nhẹ do hoạt động chốt lời của giới đầu tư và thị trường đã điều chỉnh kỳ vọng về mức giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 354 tỷ USD, Việt Nam nằm trong top 30 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới với vị trí 23, chiếm tỷ trọng 1,5% toàn cầu.

Giá dầu thế giới hôm nay, 24/11, ghi nhận tiếp đợt tăng trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine gia tăng và những lo ngại về gián đoạn nguồn cung toàn cầu.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, muốn chạy nhanh, chạy xa, muốn đi trước đón đầu phải đi bằng công nghệ mới, trong đó cần có ưu đãi cho lĩnh vực chip bán dẫn.

Cùng với vận động người dân ưu tiên dùng hàng Việt, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị suốt 15 năm qua, đến nay rất nhiều sản phẩm hàng hóa Việt đã được người tiêu dùng ở cả trong và ngoài nước yêu thích, tin tưởng chọn lựa.