Sẽ có bốn loại trạm dừng nghỉ đường bộ
Theo quy chuẩn mới, trạm dừng nghỉ đường bộ chia làm 4 loại. Các hạng mục công trình bắt buộc phải có: các trạm dừng nghỉ phải có diện tích tối thiểu dành cho khu đỗ xe chiếm 50% diện tích tối thiểu của trạm; có khu kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện; trạm cấp nhiên liệu; khu vệ sinh, phòng nghỉ tạm thời cho lái xe, nơi cung cấp thông tin, phòng trực cứu hộ, sơ cứu TNGT…
Thông tư 09/2024 của Bộ GTVT bổ sung một số điểm mới như bổ sung khu vực lắp đặt trụ sạc điện, thiết bị sạc điện; trạm biến áp, trạm phát điện dự phòng... Thông tư sửa đổi quy định về điểm đấu nối của đường ra vào trạm dừng nghỉ với đường bộ.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 5/10/2024.
Sau 3 năm án binh bất động, đến thời điểm hiện tại, các đơn vị thi công, giám sát đã bắt đầu thi công trở lại. Đội phá dỡ của nhà thầu đang thực hiện giải phóng mặt bằng thuộc phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây.
Thông tin từ Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của sở sẽ chuyển đến số 2 Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Trong Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ vừa được Bộ Công an công bố, mức phạt cho lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng được đề xuất sẽ tăng thêm 2 triệu đồng từ năm 2025.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương đề xuất cơ chế giá điện hai thành phần. Về lộ trình áp dụng cơ chế giá mới, đơn vị tư vấn đề nghị áp dụng theo giai đoạn: giai đoạn thử nghiệm, giai đoạn chuyển đổi và áp dụng chính thức.
Theo tìm hiểu của phóng viên Đài Hà Nội, sự cố sập nhà trên đường Quang Trung (phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây) đã được lường trước và đã di chuyển người và tài sản.
Giá vé đi tàu metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) ở TP. HCM theo lượt có mức thấp nhất 7.000 đồng, cao nhất là 20.000 đồng.
0