Sẽ không còn tình trạng ôm đất dự án rồi để hoang

Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực. Một trong những điểm mới của luật này sẽ ngăn chặn hiệu quả tình trạng ôm đất dự án để đấy gây lãng phí đất đai.

Luật Đất đai quy định đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án sẽ bị thu hồi.

Trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng, chủ đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng. Hết thời gian gia hạn, chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi mà không bồi thường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nhiều ưu điểm thì đấu giá đất vẫn là hình thức được cả Nhà nước và người dân ưu tiên lựa chọn khi "đất sạch”, mang lại nguồn thu cho ngân sách.

Luật Đất đai 2024 đã bổ sung một số điểm mới mà các tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải đáp ứng và thực hiện đúng.

Cushman & Wakefield, Công ty dịch vụ bất động sản thương mại toàn cầu của Mỹ, đã xếp Tràng Tiền vào danh sách những tuyến phố có giá thuê mặt bằng bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới.

Từ ngày 7/10 tới, Hà Nội sẽ áp dụng quy định mới về quản lý đất đai theo Quyết định số 61 ban hành ngày 27/9/2024. Quyết định này được kỳ vọng sẽ cải thiện công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Trong báo cáo mới đây gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng cũng chỉ ra những hạn chế, tiêu cực như một số nơi có hiện tượng "cò đấu giá" thông đồng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia.

Các chuyên gia khẳng định, việc Hà Nội công khai danh tính cá nhân đấu giá đất cao bất thường rồi bỏ cọc và hạn chế tổ chức đấu giá để giao đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở là một trong những biện pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng đầu cơ.