Sẽ thu thập dữ liệu mống mắt khi làm căn cước

Từ 1/7, khi người dân làm thẻ căn cước, công an sẽ thu thập mống mắt, vân tay, hình ảnh khuôn mặt để bổ sung vào cơ sở dữ liệu. Riêng dữ liệu ADN và giọng nói không bắt buộc. Đây là một trong những điểm mới của Luật Căn cước 2023 so với quy định cũ.

Vào tháng 11/2023, giải trình trước Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho hay nhiều nước đã áp dụng công nghệ mống mắt để nhận diện công dân, xác thực hộ chiếu. Công nghệ này có độ chính xác cao, đơn giản, dễ sử dụng, không cần thao tác phức tạp. Vì vậy, việc thu thập mống mắt sẽ giúp nhà chức trách đối soát và xác thực thông tin người dân trong trường hợp không thu nhận được vân tay do khuyết tật hoặc vân tay bị biến dạng.

Từ 1/7, khi người dân làm thẻ căn cước, công an sẽ thu thập mống mắt, vân tay, hình ảnh khuôn mặt để bổ sung vào cơ sở dữ liệu.

Thông tin mống mắt, khuôn mặt, vân tay sẽ được mã hóa, lưu trong chip trên thẻ căn cước. Khi người dân cần cấp lại thẻ căn cước, công an sẽ dùng thông tin sinh trắc học lưu trong cơ sở dữ liệu để cấp lại. Ngoài mống mắt, từ 1/7, nhà chức trách sẽ thu thập thông tin ADN và giọng nói của người dân khi làm thẻ căn cước, nếu họ tự nguyện cung cấp.

Trước đây, khi người dân làm thẻ căn cước công dân, công an chỉ thu thập hình ảnh khuôn mặt và vân tay.

Mống mắt là các cơ điều khiển sự đóng mở của đồng tử, kiểm soát lượng ánh sáng đi vào mắt, có những hoa văn cấu trúc rất nhỏ. ADN quyết định màu sắc và cấu trúc mống mắt mỗi người. Những vòng xoáy, nếp nhăn tạo nên sự độc đáo của mống mắt được hình thành từ khi mỗi người còn là thai nhi. Vì vậy, hoa văn ở mống mắt mỗi người là duy nhất. Mống mắt trái và phải của một người cũng khác nhau.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong chương trình công tác tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát hiện trường, kiểm tra, đôn đốc, động viên các lực lượng đang thi công các dự án đường bộ cao tốc tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.

Khoảng 400 ha rừng tràm sản xuất tại huyện Giang Thành, thuộc Sư đoàn 330, Quân khu 9 quản lý, đang cháy lớn. Hơn 550 chiến sĩ được huy động dập lửa.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được ghi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ XX. Trong thắng lợi vĩ đại ấy, không thể không nhắc đến những đóng góp to lớn của đội dân công cùng những chiếc “xe đạp thồ” ngày đêm âm thầm ra trận phục vụ chiến dịch.

Chương trình hoạt động của Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ về việc đảng viên đăng ký đảm nhận nhiệm vụ khó khăn, phức tạp đã tạo đột phá. Nhiều việc mới được hoàn thành, những việc khó tồn tại nhiều năm đã được các đảng viên đưa ra giải pháp tháo gỡ.

Để kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vào ngày 2/5 tới đây, Đài Hà Nội sẽ tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt mang tên "Từ mùa Hè Điện Biên đến mùa Thu Hà Nội". Chương trình sẽ được tổ chức tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô và được truyền hình trực tiếp trên kênh H1, kênh phát thanh FM96, ứng dụng Hanoi On và các nền tảng số của Đài Hà Nội. Công tác chuẩn bị, tập luyện cho chương trình đang được tích cực triển khai.

Hiện các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đang từng bước đưa vận tải đường sắt đô thị vào hoạt động. Điều này đã thúc đẩy việc sử dụng phương tiện công cộng của người dân, góp phần từng bước giải quyết nhiều vấn đề giao thông tồn tại.