Shophouse rao không ai thuê nhưng giá vẫn cao
Dưới những bài viết chứa từ khóa “shophouse ế ẩm”, “shophouse không có người thuê”…có rất nhiều tài khoản đã để lại bình luận bày tỏ quan điểm trước thực trạng kinh doanh shophouse.
Tài khoản Trường TLG có chia sẻ: "Bạn mình mua căn shophouse ở Hoài đức, giá 12 tỷ xây thô, nếu cho thuê thô để làm kho được 6 triệu, nếu bỏ thêm tiền hoàn thiện 2 tỷ nữa thì cho thuê được 10 triệu, thấy không hợp lý đành rao bán mấy tháng nay. Loại hình shophouse rất dễ mua vào vì lúc mở bán ban đầu ngân hàng cho vay đến 65%, nhưng lúc bán ra rất khó vì một khu đô thị có rất nhiều sản phẩm giống nhau".
Còn theo tài khoản Kết cấu thép Việt Nam 451: Dự án cạnh vành đai 3.5 là một ví dụ điển hình về vỡ mộng BĐS shophouse. Hồi 2021 mua căn 80 mét 4 tầng cũng tầm trên 10 tỷ, sau 3 năm giờ muốn đẩy đi cũng cực khó vì giá giao dịch chỉ khoảng 6-6,5 tỷ. Ai dùng đòn bẩy tài chính 2/3 thì giờ xem như về không.
Nở rộ trên thị trường khoảng hơn 5 năm nay, nhà phố thương mại được cho là dòng sản phẩm linh hoạt trong đầu tư, vừa để ở, vừa có thể kinh doanh hoặc cho thuê lại mặt bằng. Mô hình gắn liền với đất nền, với khả năng tích hợp những ưu điểm, cộng với vị trí sát các tuyến đường lớn giúp cho nhà phố thương mại đem lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư lẫn khách thuê. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, dù dịch bệnh đã lắng xuống và các hoạt động kinh doanh cũng chuyển mình trở lại, nhưng một số dự án nhà phố thương mại ở Hà Nội dường như đang “nghỉ hè” khá lâu.
Dạo một vòng quanh Hà Nội, tại nhiều khu đô thị có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những khu shophouse không có người vào thuê. Được biết, với xu hướng phát triển mua sắm online mạnh mẽ, hơn nữa nền kinh tế vẫn chưa thực sự hồi phục kể từ khi đại dịch Covid 19. Do vậy, shophouse nói riêng và các mặt bằng cho thuê khác nói chung cũng đều rơi vào tình trạng ế ẩm.
Theo đánh giá, phân khúc shophouse chỉ thực sự tiềm năng khi đạt được nhiều yếu tố về dự án có khả năng lấp đầy nhanh, dịch vụ tiện ích tốt, và cộng đồng cư dân nội khu có sự kết nối thông suốt, thu hút cộng đồng cư dân bên ngoài dự án.
Về lâu dài, với tiềm năng của ngành bán lẻ cùng mức tăng trưởng hai chữ số không ngừng suốt hơn 1 thập kỷ vừa qua, shophouse, nhà phố kinh doanh vẫn là một trong những phương thức đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên, trước thực tế như hiện nay , nhà đầu tư đã phải cần thận trọng hơn với hình thức này, đặc biệt khi sử dụng các nguồn vốn vay.
Sau một thời gian bị thổi tăng cao phi lý, giá chung cư tại Hà Nội bắt đầu giảm, tỷ lệ thuận với lượng giao dịch trên thị trường.
Giai đoạn từ quý IV/2024 đến năm 2027, Hà Nội dự kiến bổ sung 70.000 căn hộ và 8.600 căn bất động sản liền thổ, cao hơn đáng kể so với con số 29.300 căn hộ và 4.400 căn liền thổ tại TP. Hồ Chí Minh.
Đầu tư xây dựng nhà ở là một trong những nội dung quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội. Hà Nội sẽ phấn đấu phát triển đa dạng các loại hình nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.
Năm 2025, căn cứ từ số liệu các địa phương đã đăng ký, Bộ Xây dựng dự kiến cả nước sẽ hoàn thành trên 100.000 căn nhà ở xã hội, đưa diện tích bình quân nhà ở toàn quốc lên mức 27m2 sàn/người, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt tối thiểu 45%.
Bộ Xây dựng cho biết, theo đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp” trong năm 2024, cả nước đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành 130.000 căn, tuy nhiên chỉ tiêu này không hoàn thành.
UBND Thành phố Hà Nội vừa trả lời kiến nghị của cử tri về việc các căn hộ khu chung cư HH Linh Đàm (quận Hoàng Mai) và chung cư 16 Nguyễn Thái Học (quận Hà Đông) đến nay vẫn chưa được cấp sổ đỏ.
0