Siết chặt điều kiện xe đưa đón học sinh

Dự thảo Luật Giao thông đường bộ do Bộ Giao thông Vận tải soạn thảo có quy định: xe đưa đón học sinh phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Nếu đưa đón học sinh tiểu học, mầm non, xe phải có dây đai an toàn hoặc ghế ngồi phù hợp lứa tuổi. Lái xe đưa đón học sinh có 2 năm kinh nghiệm. Đặc biệt, dự thảo đã quy định trách nhiệm của cơ sở giáo dục, đào tạo trong việc xây dựng, tập huấn cho lái xe và người quản lý học sinh nắm vững và thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn khi đưa đón học sinh.

Anh Nguyễn Trung Nguyên có phương tiện đưa đón học sinh tại một trường dân lập địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội. Qua tìm hiểu những nội dung trong dự thảo, anh Nguyên rất đồng tình với việc siết chặt hoạt động này. Tuy nhiên, vẫn có những nội dung trong dự thảo mà anh và nhiều đồng nghiệp cho rằng còn bất cập và thiếu tính khả thi.

"Niên hạn của xe đưa đón học sinh 15 năm tôi cho rằng bất cập. Chẳng ai bỏ ra hàng tỷ đồng chỉ để xe hoạt động kiểu như vậy…", anh Nguyễn Trung Nguyên cho biết.

Còn chị Lê Minh Khuê, quận Hà Đông, Hà Nội nói: "Có thể bây giờ chưa cần thiết lắm, mình thấy là như vậy, bởi vì hầu hết các trường sử dụng xe hợp đồng, chưa hẳn là xe của nhà trường".

Các chuyên gia đánh giá việc luật hóa hoạt động đưa đón học sinh bằng xe ô tô là cần thiết, nhưng để những quy định này đi vào cuộc sống, đặc biệt tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thì cần thêm nhiều giải pháp…

"Việc đưa vào Luật cụ thể là cần thiết, nhưng tôi cho rằng cần thêm các giải pháp như tăng cường tuần tra và giám sát, phát huy vai trò của nhà trường và phụ huynh… Nếu không sẽ chỉ là luật trên giấy thôi…", ông Thân Văn Thành chuyên gia giao thông nhấn mạnh.

Trẻ em cần được ưu tiên đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Do vậy, dự thảo Luật Giao thông đường bộ cần xem xét những băn khoăn của người dân và các doanh nghiệp để điều chỉnh phù hợp, tránh tình trạng tìm cách lách luật hay chỉ đối phó với luật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đầm Hồng là một không gian trong lành, “lá phổi xanh” của người dân sinh sống tại khu vực các phường thuộc quận Hoàng Mai. Tuy nhiên, đường dạo ven hồ lại đang bị chiếm dụng bừa bãi. Một hộ kinh doanh đã ngang nhiên bày bàn ghế để bán bia và đồ ăn.

Hơn 2 tuần sau bão số 3, người dân vùng ngập lụt ở ngoài đê sông Hồng đã dần trở lại nhịp sống hàng ngày. Dự kiến phải hơn một tuần nữa, khu vực phường Phúc Xá mới trở lại sạch sẽ.

Thực hiện sự chỉ đạo của Thành phố, hàng nghìn cây xanh bị nghiêng, đổ sau bão số 3 đã được dựng và trồng lại. Với sự chăm sóc đúng quy trình, nhiều cây cổ thụ, cây quý hiếm đã hồi sinh mạnh mẽ trở lại.

Năm 2024, Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Thành ủy. Công tác tổ chức Giải được thực hiện bài bản, khoa học và hiệu quả, thu hút được sự tham gia hưởng ứng của nhiều phóng viên, cơ quan báo chí tham gia.

Chiều 27/9, Đoàn công tác của lãnh đạo TP. Hà Nội do đồng chí Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cựu quân nhân, cựu chiến binh, gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Liên quan đến việc tạm lấp 6.500m2 trong quá trình cải tạo hồ Đống Đa, UBND Thành phố có văn bản yêu cầu quận Đống Đa cùng các bên có liên quan làm rõ và báo cáo kết quả trước ngày 30/9. Lãnh đạo UBND quận Đống Đa đã giải trình chi tiết, trong đó khẳng định đây là phương án tối ưu nhất sau khi cân nhắc và tham khảo ý kiến phản biện của các chuyên gia cùng đơn vị quản lý.