Siết phân lô, bán nền ngăn chặn đầu cơ bất động sản

Từ 1/8, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 có hiệu lực thi hành, không cho phép chuyển nhượng đất nền có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở.

Thời gian qua, thị trường BĐS đã nhiều lần chứng kiến những đợt sốt đất ảo do giới đầu cơ bắt tay với một số môi giới lợi dụng những thông tin quy hoạch gây nhiễu loạn thị trường.

Hoài Đức là địa phương đang được coi là điểm nóng của đầu cơ BĐS. Hiện nay, hầu hết các thửa đất đã được phân lô nằm trên địa bàn xã An Thượng đang để hoang hóa, thậm chí là nơi để trâu đầm nước. Cách đó không xa là khu đô thị Nam An Khánh - một trong những dự án có số lượng nhà bỏ hoang nhiều nhất huyện Hoài Đức. Những dãy nhà rêu mốc, hoang lạnh theo thời gian.

Tham khảo trên một số trang mua bán bất động sản, giá bán cao nhất tại các lô đất dịch vụ này có thể lên tới 100 triệu đồng/m2. Một mức giá vượt xa so với thu nhập của đa số người dân Hà Nội. Bên cạnh đó, sau những lùm xùm xung quanh các cuộc đấu giá đất trong thời gian qua, giá đất bị thổi lên ảo một cách phi lý,  những lô đất này nhiều khả năng sẽ vẫn chưa thể sang tên đổi chủ. Như vậy, nhà vẫn để không, đất vẫn bỏ hoang.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, cho biết: “Rõ ràng là chúng ta đã thấy hệ quả tại nhiều dự án trên cả nước. Thông qua việc phân lô bán nền, nhiều nơi lại không triển khai xây dựng, không đầu tư phát triển đúng với chức năng của đất đai, phù hợp với quy hoạch được xây dựng, chủ trương của địa phương. Từ đó, tạo ra hệ lụy xấu cho thị trường BĐS, cho nền kinh tế và cả tâm lý của các nhà đầu tư”.

Những lỗ hổng về việc phân lô bán nền sẽ dần được khắc phục khi Luật Kinh doanh BĐS 2023 có hiệu lực sớm. Trong đó, quy định về việc siết hoạt động phân lô bán nền tại các đô thị lớn và khuyến khích hoạt động này tại các khu vực xa trung tâm là một điểm mới.

Những lỗ hổng về việc phân lô bán nền sẽ dần được khắc phục khi Luật Kinh doanh BĐS 2023 có hiệu lực sớm.

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch CLB bất động sản Hà Nội, cho hay: “Thật ra, việc phân lô bán nền ở các khu vực xa xôi cũng giúp giá trị đất đai được tăng lên, khắc phục kết cấu khung hạ tầng ở các khu vực hẻo lánh, nên nó cũng có hai mặt. Tuy nhiên, phân lô bán nền có điểm yếu là ở các đô thị, nhưng ở các vùng xa xôi thì là cần thiết, để chúng ta huy động tất cả nguồn lực xã hội để đầu tư vào kết cấu khung hạ tầng, nâng giá trị đất đai, giá trị sử dụng lên”.

Siết phân lô bán nền có thể khiến thị trường đất nền gặp khó khăn trong thời gian đầu triển khai. Tuy nhiên ở góc nhìn vĩ mô, đây là xu hướng tất yếu được áp dụng đồng bộ ở nhiều quốc gia phát triển. Thực hiện tốt sẽ giúp đảm bảo quyền lợi người mua bất động sản, góp phần cải thiện tính minh bạch của thị trường. Qua đó, tạo động lực cho những bước phát triển bền vững sau này.

Ông Đinh Minh Tuấn, chuyên gia bất động sản, cho biết: “Hơn 90% thị trường bất động sản sẽ bị ảnh hưởng khi đô thị loại 1,2,3 sẽ bị siết chặt và cấm luôn phân lô bán nền, điều này sẽ thúc đẩy quá trình quy hoạch sẽ được tốt hơn. Về ngắn hạn có thể sẽ bị ảnh hưởng, nhưng về dài hạn, nó sẽ  giúp phát triển bền vững hơn, hạn chế các cơn sốt đất”.

Cấm phân lô bán nền tại các đô thị sẽ tác động rất lớn đến quá trình cơ cấu lại các phân khúc sản phẩm nhà ở trên thị trường BĐS. Doanh nghiệp, chủ đầu tư buộc phải chuyển hướng sang xây dựng những sản phẩm nhà ở hoàn thiện và tập trung vào nhóm khách hàng có nhu cầu thực. Chính sách này cũng sẽ hạn chế được tình trạng thổi giá, sốt ảo nhà đất, hướng tới sự minh bạch, bền vững cho thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong tuần qua, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 đã thảo luận cho ý kiến đối với Nghị quyết về thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Đại biểu Quốc hội đánh giá đây là Nghị quyết rất cần thiết nhưng cần được quy định chặt chẽ, đảm bảo thị trường bất động sản lành mạnh, tránh tạo sốt đất và không để xảy ra tình trạng thu gom đất lúa tự phát làm nhà ở thương mại.

Sáng nay, 24/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Lắng nghe nông dân nói" với chủ đề "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường".

UBND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 6011 giao hơn 1,2 triệu m2 đất (đợt 1) tại huyện Đan Phượng (đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng) cho Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần để thực hiện Dự án Khu chức năng đô thị - Green City.

Dù đã tạm dừng để điều chỉnh, nhưng giá khởi điểm đất đấu giá tại Hà Nội vẫn ở mức rất thấp.

Hôm nay, 24/11, 320 khách hàng với 1.500 hồ sơ tham gia đấu giá 34 thửa đất ở xã Hương Ngải. Đúng như dự báo, cuộc đấu giá đang diễn ra rất nóng vì các thửa đất nằm trong khu vực làng nghề, nhu cầu thực của người dân rất cao.

Tình trạng thị trường vừa bị mất cân bằng cung - cầu, vừa bị lệch về phân khúc nhà là nguyên nhân khiến giá nhà đất bị đẩy cao phi lý. Bởi vậy, việc tăng nguồn cung là giải pháp cấp bách để kéo giảm giá nhà.