Siêu bão Beryl đổ bộ vào Jamaica

Siêu bão Beryl hôm 3/7 đã tấn công các khu vực bờ biển Jamaica sau khi tàn phá trên diện rộng ở các đảo thuộc vùng Caribe, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và nhiều người mất tích.

Theo các chuyên gia khí tượng, siêu bão Beryl là cơn bão mạnh nhất từ trước tới nay được ghi nhận trong tháng 7.

Tại Thủ đô Kingston của Jamaica, cơn bão Beryl đã gây thiệt hại trên diện rộng. Đường ngập nước gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Biển hiệu sân bay bị đổ nhấn mạnh tác động đến du lịch.

Thủ tướng Jamaica Andrew Holness đã tuyên bố toàn bộ đảo quốc này là khu vực thảm hoạ, đồng thời ban bố lệnh giới nghiêm từ 6h sáng đến 18h giờ cùng ngày.

Siêu bão Beryl khiến tàu thuyền bị đánh dạt vào bờ. Ảnh: Getty Images.

Cơn bão nhiệt đới này đã phá vỡ một loạt kỷ lục cả về tốc độ hình thành và đạt tới cấp mạnh nhất ngay từ đầu mùa bão ở Đại Tây Dương.

Siêu bão Beryl đã chuyển cường độ từ cấp một lên cấp bốn chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ và hôm 2/7 vừa qua đã được tuyên bố là cơn bão cấp 5, cấp cao nhất trong thang cảnh báo bão, với sức gió lên tới gần 250 km/h.

Thủ tướng Grenada Dickon Mitchell đã dùng từ ngày tận thế để mô tả sức tàn phá của bão Beryl.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông Yoko Kamikawa đã có cuộc gặp và làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Manet tại thủ đô Phnom Penh.

Ai Cập vừa tổ chức hội nghị quốc tế nhằm chấm dứt cuộc chiến kéo dài hơn một năm qua ở Sudan. Theo Bộ Ngoại giao nước này, các đại diện của Liên hợp quốc, Liên minh châu Phi, Liên đoàn Arab, Liên minh châu Âu và một số quốc gia chủ chốt liên quan đến vấn đề Sudan đã tham dự hội nghị.

Quân đội Israel vừa không kích vào một trường học tại Al-Nuseirat ở dải Gaza, khiến 16 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương.

Khoảng 2.000 nhân viên cứu hộ đang chạy đua với thời gian để gia cố bờ kè tại hồ Động Đình, hồ nước ngọt lớn thứ hai của Trung Quốc ở tỉnh Hồ Nam, miền Trung nước này sau khi đê bị vỡ chiều 5/7.

Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ chưa thảo luận về việc kết nạp Ukraine. Song, tổ chức này sẽ cung cấp cho Ukraine sự đảm bảo an ninh lâu dài và vững chắc.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5/7 khẳng định, Moscow luôn ủng hộ đàm phán và chưa bao giờ từ bỏ đàm phán. Song ông cũng nhận định Nga không thấy cơ hội nào để ký kết bất kỳ thỏa thuận nào về Ukraine thông qua bên trung gian.