Sinh hoạt dưới cờ
Theo lịch phân công, tiết đầu tiên của sáng thứ hai tuần tới, lớp 4A5 của cô Lê Thị Vân Anh được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung cho buổi sinh hoạt dưới cờ của Trường Tiểu học Tây Sơn. Để buổi sinh hoạt được tốt đẹp, cô và trò đã lên kế hoạch tập luyện nhiều ngày trước đó.
Chị Nguyễn Thanh Vân (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: "Đây là hoạt động diễn ra hàng tuần vào thứ 2. Tuần tới là đến lượt của lớp 4A5. Để chuẩn bị cho ngày biểu diễn, các con thường là sẽ tập vào buổi chiều cuối giờ học. Chúng tôi cũng rất bận nhưng vẫn sẽ đến trường và hỗ trợ các con cùng cô giáo. Ở nhà thì cũng có bật lại video mà cô giáo gửi để cho tập luyện thêm".
Cô Vân Anh, giáo viên Trường Tiểu học Tây Sơn chia sẻ rằng, tất cả những buổi sinh hoạt, cô đều mong có thể truyền tải các thông điệp ý nghĩa đến với học sinh. Các con dành thời gian học trên lớp tương đối nhiều, nên để có thời gian tập văn nghệ thì phụ huynh và các con đều phải đồng lòng.
Các em học sinh sau mỗi buổi học được tham gia tập luyện các tiết mục văn nghệ cũng cảm thấy rất vui và hào hứng.
Ngày thứ hai đầu tuần, các thầy cô trong ban giám hiệu có mặt từ khá sớm để chuẩn bị cho buổi sinh hoạt dưới cờ của học sinh các lớp.
Trong kí ức của nhiều người như cô Nguyễn Thị Lệ Thuỷ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Sơn, những buổi sinh hoạt dưới cờ chỉ đơn giản là những buổi diễn thuyết với sắc trắng của đồng phục và sắc đỏ của khăn quàng. Nhưng giờ đây, những buổi sinh hoạt dưới cờ đã trở nên thú vị và hấp dẫn với sự sáng tạo của thầy trò, với các tiết mục văn nghệ.
Với nhiều học sinh, buổi sinh hoạt dưới cờ quan trọng nhất chính là phần nghi thức chào cờ và hát quốc ca. Những em học sinh là thành viên trong đội nghi thức Đội luôn có mặt từ sớm để chuẩn bị cho phần nghi thức quan trọng này.
7h30, khi các lớp đã ổn định vị trí, lễ sinh hoạt dưới cờ chính thức được bắt đầu.
Nếp sinh hoạt dưới cờ với nghi thức chào cờ đầu tuần vẫn luôn mang lại nhiều cảm xúc cho các thế hệ học trò. Hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay, hòa vào tiếng hát vang rền của thầy trò khiến cho không khí của lễ chào cờ càng trở nên trang trọng.
Tuần nào cũng thế. Không chỉ là chào cờ, hát quốc ca, đội ca... những tiết sinh hoạt dưới cờ còn mang đến nhiều hoạt động thú vị, bầu không khí thoải mái, sôi nổi, mở đầu cho tuần học mới đầy hứng khởi!
Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Thưởng thức từng hạt xôi dẻo, từng viên kem ngọt thơm trên những con phố của Hà Nội, dù là mùa đông hay hè cũng đều đem lại cảm giác thật khó quên.
Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.
Tiết chào cờ đầu tuần của buổi sáng thứ hai luôn được các nhà trường duy trì với nhiều hoạt động sôi nổi để khởi động một tuần học tập đầy hứng khởi.
Có bao giờ khi bước đi trên phố và ngắm nhìn những khung cửa sổ của những ngôi nhà bên đường bạn chợt nhận ra đó chính là nơi những công dân đô thị 'kết nối' với bầu trời. Nhưng tiếc thay, những ô cửa sổ ấy, đôi khi, lại chẳng thể mở ra khoảng trời đủ rộng thỏa mãn khát khao 'bay cao' của những con người sống trong những ngôi nhà có những ô cửa sổ ấy.
Với gần 130 gian hàng ẩm thực của Việt Nam và 40 quốc gia, Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 không chỉ là nơi người dân Hà Nội và bạn bè quốc tế được trải nghiệm những hương vị độc đáo làm nên nền ẩm thực nổi tiếng của nhiều quốc gia mà còn mở ra cơ hội giao lưu văn hóa, thúc đẩy quan hệ giữa các nước thông qua ngôn ngữ chung là ẩm thực.
0