Sinh viên sư phạm phải được hưởng hỗ trợ kịp thời
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 60 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116 được ban hành năm 2020 nhằm khắc phục các hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.
Lớn lên ở Hà Nội, Anh Thư chọn học ngành giáo dục tiểu học của trường Đại học Giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội. Không chỉ được miễn học phí, hiện mỗi tháng Anh Thư được nhận 3.630.000 đồng sinh hoạt phí. Tối đa nhận 10 tháng/1 năm.
Đây là chính sách mà Anh Thư và các bạn được nhận theo nghị định 116, được thực hiện cách đây ba năm để thu hút được nhiều học sinh giỏi đăng ký học tập và cống hiến trong ngành sư phạm
Sinh viên Nguyễn Anh Thư, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Khi chúng em nhận khoản hỗ trợ thì cũng có nghĩa vụ tương đương. Ví dụ như em học 4 năm thì em phải công tác trong ngành 8 năm, nếu không sẽ phải bồi trả kinh phí cho nhà nước”.
Tuy nhiên, không như Hà Nội, thời gian qua, một số địa phương khó khăn, không đủ kinh phí để hỗ trợ cho sinh viên sư phạm đang theo học, dẫn đến chậm chi trả kinh phí.
Đó chỉ là một trong nhiều vướng mắc sau ba năm triển khai Nghị định 116. Do đó mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 60 sửa đổi nhằm tháo gỡ vướng mắc về cơ chế thực hiện chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm với một số điểm mới đáng chú ý như: khắc phục tình trạng sinh viên sư phạm không được hưởng hoặc chậm được hưởng hỗ trợ, làm rõ trách nhiệm đảm bảo kinh phí để thực hiện chính sách, hỗ trợ các địa phương khó khăn, đảm bảo tất cả sinh viên sư phạm đều được hưởng chính sách, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, đảm bảo tính khả thi trong trường hợp thu hồi kinh phí hỗ trợ.
GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Việc sửa đổi hiện đã làm rõ hơn trách nhiệm các bên, xác định rõ hơn phạm vi, thời hạn cũng đã có điều chỉnh phù hợp với các đơn vị đào tạo giáo viên".
PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Trong quá trình triển khai có những vướng mắc như trách nhiệm của các bên liên quan, cơ chế cấp tiền cấp kinh phí cho người học. Điểm quan trọng là cơ chế giao dự toán ngân sách cho cơ quan quản lý, các địa phương, bộ ngành, bên cạnh đó cơ chế đặt hàng giao nhiệm vụ vẫn có".
Với quy định này, các cơ sở đào tạo sinh viên sư phạm và sinh viên sư phạm sẽ được cấp kinh phí kịp thời, đầy đủ hơn, góp phần tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm yên tâm học tập, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.


Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.
Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.
Trong gần 126.300 bài thi đánh giá năng lực được chấm, điểm trung bình của thí sinh là 618,4 điểm; có 142 thí sinh đạt trên 1.000 điểm; điểm thi cao nhất là 1.060 điểm và thấp nhất là 40 điểm.
Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 toàn thành phố Hà Nội có kết quả thi thử thấp báo động, cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp THPT của nhiều em học sinh.
0