Số công ty phá sản ở Nhật Bản tăng kỷ lục
Một nghiên cứu mới nhất ở Nhật Bản cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, số vụ phá sản liên quan đến khoản nợ ít nhất 10 triệu yên, tương đương 62.200 USD, đã tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, lên 4.931 vụ.
Số vụ phá sản liên quan đến tình trạng thiếu hụt lao động tăng 2,2 lần, lên 145 vụ. Đây là mức cao nhất từng được ghi nhận kể từ năm 2013.
374 doanh nghiệp phá sản do không thể bù đắp chi phí, tăng 23,4% và 327 doanh nghiệp phá sản do không trả được các khoản vay từ chính phủ.
Cũng theo số liệu thống kê, tổng số nợ phải trả của các công ty phá sản trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6-2024 lên đến hơn 721 tỷ yên (khoảng 4,5 tỷ USD).
Trong bối cảnh giá cả hàng hóa tiếp tục leo thang, tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng và nguy cơ Ngân hàng trung ương Nhật Bản tăng lãi suất trong nửa sau năm 2024, các doanh nghiệp được dự báo không chỉ bị ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận mà còn đối mặt với áp lực trả nợ lớn hơn.
Một số nhà phân tích cho rằng số vụ phá sản ở Nhật Bản sẽ vượt mốc 10.000 doanh nghiệp trong năm nay.
Trước những thách thức của biến đổi khí hậu và áp lực phải tối ưu hóa chi phí trong sản xuất, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến việc xanh hóa sản xuất. Đây không chỉ là một xu thế mà còn là yêu cầu tất yếu để hướng đến phát triển kinh tế bền vững.
Doanh thu sụt giảm mạnh, nhiều công ty con báo lỗ từ năm ngoái cho tới nay, lỗ lũy kế lên đến mức nghìn tỷ, nhiều khoản đầu tư có nguy cơ mất vốn - đó là thực trạng của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Xi măng Vicem) được thanh tra Bộ Tài Chính công bố mới đây.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa, 9.000 chợ truyền thống, 54.008 doanh nghiệp bán lẻ và 208.995 doanh nghiệp bán buôn. Do đó, việc hỗ trợ chuyển đổi số bán buôn và bán lẻ không thể chậm trễ và cần đẩy mạnh theo hướng đưa toàn bộ hoạt động bán buôn, các doanh nghiệp, tạp hóa, cửa hàng bán lẻ từ môi trường thực lên môi trường số để tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh số khác nhau, mang lại giá trị, hiệu quả cao hơn.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ, còn Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại 9 tháng năm nay đã vượt mốc 100 tỷ USD.
Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong phiên 21/11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của Bitcoin xuất phát từ sự thay đổi sắp tới trong chính trường Mỹ, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử.
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.
0