Số người mắc ung thư mới ở Việt Nam ở mức cao

Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tỷ lệ chữa khỏi một số bệnh ung thư của Bệnh viện K và một số bệnh viện ở Việt Nam đã ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo điều trị đa mô thức bệnh ung thư và quản lý bệnh viện trong kỷ nguyên số - Cập nhật ASCO 2024, do Bệnh viện K và Hội Ung thư Việt Nam phối hợp tổ chức trong 2 ngày 31/10 và 1/11.

Tham dự sự kiện quan trọng của chuyên ngành ung thư này có hơn 1.300 nhà khoa học chuyên ngành ung thư trong nước và gần 50 nhà khoa học, chuyên gia quốc tế với 16 phiên. Các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng trao đổi về một số chuyên đề chính, đó là: cập nhật những tiến bộ trong chẩn đoán điều trị chuyên ngành Xạ trị, Y học hạt nhân, Vật lý y khoa; Quản lý bệnh viện trong kỷ nguyên số: Quản lý nguồn nhân lực, tài chính; Quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế; Mô hình bệnh viện thông minh trong kỷ nguyên số.

Chuyên ngành ung thư tại Việt Nam dù đứng trước nhiều thách thức, nhưng những năm qua, nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Ngoài tiến bộ trong điều trị, còn thuận lợi trong chi trả bảo hiển y tế. Ba phương pháp điều trị kinh điển (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị) ngày càng tỏ rõ tầm quan trọng không thể thiếu trong điều trị bệnh ung thư.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đưa ra mục tiêu của chiến lược phòng chống ung thư tại Việt Nam đến năm 2025 sẽ có 90% trạm y tế thực hiện truyền thông phát hiện sớm bệnh ung thư, 80% người từ 40 tuổi trở lên được truyền thông, hướng dẫn phát hiện sớm bệnh bệnh ung thư. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, được sự đồng ý của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ, Bệnh viện K tổ chức Hội thảo Best of ASCO cập nhật những nghiên cứu mới nhất của ASCO trong năm 2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Mới đây, cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có Công văn hoả tốc về việc tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Sáng 29/11, Bộ Y tế đã mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12) với chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm dự và phát biểu chỉ đạo.

Việt Nam đã ghi nhận 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi tính từ đầu năm, trong đó TP.HCM 3 ca, Bến Tre và Bình Dương mỗi địa phương 1 ca tử vong.

Ngày 29/11, Sở Y tế tỉnh Bình Dương chính thức phản hồi về ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, đồng thời khẳng định, địa phương đang triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh. Đây là một trường hợp đáng tiếc, nhưng cũng là lời cảnh báo người dân không nên chủ quan với bệnh sởi.

Sáng 29/11, Bộ Y tế đã mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12), với chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”.