Số vụ vi phạm nồng độ cồn, chống đối CSGT gia tăng

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), trong quý I/2024, toàn quốc xảy ra 51 vụ chống đối lực lượng CSGT đang thi hành công vụ, trong số đó có 20 vụ liên quan đến người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia đo nồng độ cồn, chiếm 39,21%.

Nghị định 100/2019 - CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt ra đời đã có tác động rất lớn đến nhận thức và hành động của người dân về việc chấp hành nghiêm quy định về nồng độ cồn. Tuy nhiên, hiện nay cũng phát sinh nhiều vụ việc vi phạm pháp luật khác, không chỉ dừng lại ở việc có nguy cơ gây tai nạn giao thông mà nguy hiểm hơn là những vi phạm này còn mang tính chất côn đồ, manh động.

Chỉ khi men rượu đã tan, khi phải đối mặt với lực lượng chức năng và những bản án, thì nhiều đối tượng mới đủ tỉnh táo để nhận thức được hành vi sai trái của mình. Thế nhưng khi ấy thì đã quá muộn.

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), trong quý I/2024, toàn quốc xảy ra 51 vụ chống đối lực lượng CSGT đang thi hành công vụ, trong số đó có 20 vụ liên quan đến người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia đo nồng độ cồn, chiếm 39,21%.

Không phải ngẫu nhiên, rượu bia được xếp vào nhóm chất kích thích. Khi sử dụng loại đồ uống này, người dùng có thể bị ảo giác nặng, làm mất khả năng tự chủ, khả năng định hướng, khả năng điều khiển vận động. Và việc không kiểm soát được hành vi là điều tất yếu. Thực tế đã có không ít trường hợp vì va chạm giao thông, dù chẳng đáng nhưng cũng xảy ra xô sát.

Rượu, bia là nguyên nhân chính của nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm

Không còn đơn giản chỉ là hạn chế vi phạm, giảm thiểu tai nạn giao thông, "cuộc chiến với" nồng độ cồn phát sinh thêm cả những hệ lụy đáng báo động. Do đó, việc đẩy mạnh việc tuyên truyền, quyết liệt ra quân xử lý vi phạm hay nâng cao khung hình phạt,… là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, những hình thức quản lý này của nhà nước sẽ chỉ có ý nghĩa nếu ngay từ trong nhận thức của mỗi người dân có sự thay đổi. Nhận thức đúng sẽ chuyển biến thành hành động đúng. Từ đó, vấn đề văn hóa giao thông mới được nâng cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

Đi vào đường cấm như đường cao tốc, vành đai trên cao, đường một chiều,… là hành vi nguy hiểm và vi phạm luật giao thông đường bộ. Thực tế cũng đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, tuy nhiên vẫn có một số người dân ý thức chấp hành luật chưa tốt.

Một tình huống nguy hiểm vừa xảy ra vào ngày 19/11 tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, khi một em nhỏ suýt bị ô tô đâm trúng khi băng qua đường.

Chiều 21-11, lãnh đạo UBND phường Quang Trung, quận Đống Đa xác nhận, trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn, các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt nằm tại nơi có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.