Sôi động, tự hào 'Hành khúc học sinh Thủ đô'

Sáng 10/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (1954-2024).

Tham dự chương trình có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà; Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản.

Chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” lần đầu tiên được ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô tổ chức thu hút gần 3.000 người, đại diện học sinh, giáo viên các trường học ở 30 quận, huyện, thị xã, một số trường quốc tế, với sự tham gia của Đoàn nghi lễ Quân đội - Bộ Tổng Tham mưu, Đoàn nghi lễ Công an nhân dân, học sinh các dân tộc Việt Nam, học sinh các nước trên thế giới đang học tập tại Hà Nội, các nghệ sỹ, diễn viên của Thủ đô... Hoạt động cũng nhằm khơi dậy niềm tự hào, truyền cảm hứng, tạo động lực thể hiện lòng yêu nước, yêu Thủ đô cho các thế hệ học sinh Hà Nội; cổ vũ, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục nỗ lực phấn đấu, đổi mới, sáng tạo vì sự nghiệp giáo dục - đào tạo, xây dựng, phát triển Thủ đô, đất nước và hội nhập quốc tế.

Ông Jonathan Wallace BakerR, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam bày tỏ: "Tôi rất xúc động khi UBND thành phố Hà Nội quan tâm đến việc trở thành thành viên của Mạng lưới thành phố Học tập toàn cầu - một mạng lưới năng động, mang tính định hướng chính sách, được thành lập để cung cấp nguồn cảm hứng, bí quyết và các mô hình thực tiễn tốt nhất cho các thành phố học tập. Các hoạt động của Hà Nội hoàn toàn phù hợp với Khung toàn cầu về Trường học hạnh phúc của UNESCO và sự hợp tác của UNESCO với Việt Nam trong việc thúc đẩy giáo dục toàn diện, công bằng và chất lượng".

Những điệu kèn, điệu múa, nhịp trống cùng những lời ca, tiếng hát... của học sinh Thủ đô và các nghệ sĩ chuyên nghiệp đã mang đến chương trình những tiết mục hấp dẫn, được dàn dựng công phu với sắc màu đa dạng, có chất lượng nghệ thuật cao. Mỗi tiết mục biểu diễn đều gửi gắm tình yêu, lòng tự hào của người dân và học sinh Thủ đô về quê hương đất nước tươi đẹp.

Chương trình cũng là dịp để học sinh Hà Nội được giao lưu, học hỏi, giúp các em phát triển toàn diện khả năng, đồng thời khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ học sinh Thủ đô, đồng thời tôn vinh những nỗ lực, cống hiến của các thế hệ nhà giáo, học sinh trong 70 năm qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội đang phấn đấu trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế. Trong thời gian qua, việc phân cấp phân quyền đã được đẩy mạnh, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Sáng 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Số trường không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ từ mùa tuyển sinh năm 2025 tiếp tục tăng. Ngoài các trường đại học top đầu như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Y Hà Nội..., còn có các trường đại học top giữa và các trường đại học địa phương, như Đại học Nha Trang.

Sáng 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam.

Sáng 12/11, Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD-ĐT thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Chương trình có sự tham gia của 3.500 đại biểu đại diện các trường mầm non, phổ thông và được truyền hình trực tiếp trên kênh H1 Đài Hà Nội, đồng thời, kết nối trực tuyến với các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố, trên các nền tảng ứng dụng số và mạng xã hội.

Sáng 11/11, tại TP. HCM đã diễn ra buổi gặp mặt nhà giáo đi B và nhà giáo nội đô nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Giờ đây, các thầy các cô đã ngoài 80 nhưng tinh thần thì vẫn vẹn nguyên như khi ‘xếp bút nghiên, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước’.