Sớm đưa dự án giao thông trọng điểm về đích

Cùng với các dự án cao tốc Bắc - Nam đang chạy đua tiến độ, các dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô, Vành đai 5 và dự án đường liên kết vùng cũng đang được các tỉnh, thành nỗ lực tháo gỡ khó khăn, sớm đưa dự án về đích, nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững của Thủ đô cũng các như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Thực tế hiện nay, các đại dự án giao thông này vẫn còn gặp những khó khăn, thách thức đang là “điểm nghẽn” cản trở tiến độ, nhưng với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi” các địa phương đang quyết liệt chỉ đạo chủ đầu tư, các nhà thầu phải hoàn thành dự án theo đúng yêu cầu đề ra.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa liên tục khiến công tác thi công tại dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc liên tục bị gián đoạn, làm cho tiến độ của nhiều hạng mục đang bị chậm. Ngoài ra, việc khan hiếm nguyên vật liệu, mặt bằng bàn giao chậm cũng là lực cản rất lớn ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Theo yêu cầu của  lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, không vì bất cứ lí do gì, dự án phải về đích cuối năm nay, sớm hơn 1 năm so với hợp đồng đã ký. Không còn đường lùi, buộc chủ đầu tư, nhà thầu phải quyết tâm, dồn lực, tranh thủ thời tiết thuận lợi làm 3 ca, 4 kip để bù lại tiến độ bị chậm, với mục tiêu mỗi tháng phải giải ngân từ 100 tỷ đồng trở lên.

Thượng tá Lê Đức Thiện, đại diện nhà thầu Tổng công ty 319 cho biết: "Hiện tranh thủ thời tiết nắng ráo chúng tôi thi công liên tục để bù lại tiến độ. Với mục tiêu giải ngân 100 tỷ đồng trở lên mỗi tháng, chúng tôi hoàn toàn yên tâm về đích cuối năm nay".

Tại dự án Vành đai 5, Vành đai 4 - vùng Thủ đô, các nhà thầu cũng đang chạy đua tăng sản lượng vào những tháng cuối năm.

Trên tuyến Vành đai 5 thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các đơn vị liên quan đang phối hợp với chính quyền địa phương bàn giao nốt mặt bằng còn lại cho nhà thầu ngay trong tháng 10 này để đảm bảo cuối tháng 12 tới hoàn thành.

Riêng dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô, mặt bằng vẫn là "điểm nghẽn" lớn nhất ở cả 3 tỉnh có dự án đi qua. Dù có công địa đến đâu, thi công đến đó, song tiến độ vẫn còn chậm ở một số gói thầu chưa được bàn giao mặt bằng.

Ông Trần Anh Trung, tư vấn giám sát công trình cho biết: "Hiện có những vị trí không được liền mạch nên công tác triển khai gặp rất nhiều khó khăn; xe vật liệu cũng khó lựa chọn được cung đường để vận chuyển nguyên vật liệu".

Mặc dù vậy, mệnh lệnh rút ngắn tiến độ từ 3 đến 6 tháng, thậm chí 1 năm của Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo dự án ở các địa phương cho thấy tinh thần quyết tâm, nỗ lực cao nhất để các dự án giao thông trọng điểm sớm về đích, tạo động lực thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển. Chính vì thế các chủ đầu tư dự án cũng đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời tháo giỡ khó khăn, đôn đốc tiến độ thực hiện.

Những yếu tố “bất khả kháng’ lại là lực cản rất lớn không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ mà còn tạo áp lực lớn cho chủ đầu tư và các đơn vị thi công, nhưng với trọng trách được giao thực hiện nghiêm mệnh lệnh từ Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các nhà thầu đang nỗ lực quyết tâm đảm bảo và rút ngắn tiến độ dự án.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.