Sớm nắm bắt cơ hội đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống

Phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai, thi hành Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực.

Chúc mừng những đóng góp của HĐND vào sự phát triển chung của Thủ đô, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đặc biệt đánh giá cao năng lực cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết của Trung ương cũng như của Thành uỷ trong tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách để thành phố hoạt động, phát huy tốt vai trò là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân và cử tri Thủ đô.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội và đại biểu tham dự phiên khai mạc. Ảnh: Báo Nhân dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu: “Năng lực đề xuất và phát hiện vấn đề để đề xuất với Trung ương, các cơ quan của Trung ương, với Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, Thành uỷ, UBND thành phố trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND theo luật định". 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng các đồng chí lãnh đạo TP Hà Nội và đại biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Ảnh: Báo Nhân dân.

"HĐND thành phố Hà Nội rất nhạy bén, linh hoạt, tạo thành tiền đề rất quan trọng cho hoạt động của HĐND thành phố, ngay từ đầu nhiệm kỳ các đồng chí đã chủ động đề xuất với Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 160 về tổ chức bộ máy của HĐND thành phố, từ đó tạo nền tảng rất quan trọng để vừa rồi Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với vai trò, tổ chức bộ máy, thẩm quyền của HĐND thành phố trong Luật Thủ đô”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu thêm.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị HĐND thành phố nắm bắt tốt cơ hội này, hành động quyết liệt, phát huy mạnh mẽ vai trò của mình và huy động sức mạnh tổng hợp để khai thác tối đa hiệu quả của các cơ chế đặc thù nhằm khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy, phát huy các lợi thế sẵn có. Chủ động nghiên cứu, rà soát, xây dựng kế hoạch để tổ chức triển khai, thực hiện, trong đó cần xác định rõ lộ trình, phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan để Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh của Hà Nội, Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt khoảng 70 - 90% và đến năm 2035 đạt 100%.

Tại Kỳ họp thứ 17, Khóa XVI, HĐND thành phố Hà Nội, ngày 3/7, các đại biểu đã chất vấn và trả lời chất vấn về trách nhiệm đối với các dự án, công việc còn chậm triển khai.

"Nếu làm việc trên tinh thần, thái độ phục vụ bằng trái tim thì chắc chắn hiệu quả, chất lượng công việc và đặc biệt là niềm tin và sự hài lòng của người dân với hệ thống sẽ rất tốt", là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 17, Khóa XVI, HĐND thành phố Hà Nội, ngày 3/7.

Sáng 3/7,đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã chất vấn lãnh đạo thành phố về nhóm vấn đề thứ nhất mà cử tri quan tâm là việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Cục Đường sắt Việt Nam đã đề xuất cấp thẩm quyền bố trí 425 tỷ đồng sửa chữa hai cầu đường sắt Long Biên, Phú Lương trong kỳ trung hạn 2026-2031.

Thông tin từ Sở Lao động-Thương binh Xã hội, 6 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 124.920 người lao động, đạt 75,7% kế hoạch giao trong năm.